cẩm nang số

về hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Chọn hoạt động cần tra cứu

Tổng quan

  • 18.300 hộ được hỗ trợ nhà ở, 17.400 hộ được giải quyết đất ở.
  • 90% hộ dân thuộc diện hỗ trợ được giải quyết tình trạng thiếu đất sẳn xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.
  • 90% đông bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
  • 90% số hộ di cư không theo quy hoạch được hỗ trợ định canh định cư.
  • 60% số hộ dân tộc thiểu số tại các khu vực có nguy cơ thiên tai được bố trí chỗ ở an toàn.

  • Hộ dân tộc thiểu số nghèo.
  • Hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn chưa có đất ở; chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị dột nát, hư hỏng; không có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của địa phương; có khó khăn về nước sinh hoạt.

  • Hỗ trợ vay vốn.
  • Hỗ trợ đất ở theo phong tục tập quán, đảm bảo 3 cứng:
    • Tạo mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật.
    • Bố trí kinh phí ổn định dân cư theo hình thức xen ghép.
  • Hỗ trợ sinh kế:
    • Giao đất sản xuất.
    • Hỗ trợ chuyển đổi nghề.
  • Hỗ trợ nước sinh hoạt:
    • Mua sắm trang bị xây dựng bể chứa nước hộ gia đình.
    • Đầu tư xây dựng công trình nước tập trung.

Nguồn vốn

Hướng dẫn thực hiện

Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình

Vấn đề chung

Tìm liên hệ

Câu hỏi thường gặp

1. Căn cứ:

Căn cứ để lập kế hoạch CTMTQG hàng năm bao gồm

  • Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
  • Kế hoạch CTMTQG 05 năm giai đoạn 2021-2025 cấp trung ương và địa phương.
2. Lập và giao kế hoạch thực hiện CTMTQG hàng năm cấp trung ương
  • Đơn vị lập kế hoạch: chủ dự án thành phần thuộc Chương trình, các bộ, cơ quan trung ương giao cơ quan chuyên môn trực thuộc lập và tổng hợp kế hoạch thực hiện CTMTQG năm sau của đơn vị mình gửi UBDT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. UBDT lập và tổng hợp kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
  • Nội dung của kế hoạch:
    • Đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG năm thực hiện;
    • Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động kế hoạch năm sau; danh mục dự án đầu tư (nếu có);
    • Giải pháp tổ chức thực hiện.
3. Lập và giao kế hoạch thực hiện CTMTQG hàng năm cấp địa phương
  • Quy trình:
    • UBND cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban chuyên môn được giao quản lý dự án thành phần thuộc Chương trình và trình UBND cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn lập kế hoạch CTMTQG năm sau cho các sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND cấp dưới.
    • Sở, ban ngành cấp tỉnh lập kế hoạch thực hiện trong phạm vi được giao gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính và sở, ban chuyên môn được giao quản lý chương trình.
    • UBND cấp huyện giao cơ quan chuyên môn cấp huyện chủ trì, phối hợp cùng UBND cấp xã lập kế hoạch chương trình thuộc phạm vi quản lý trình UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Sở KH&ĐT, Sở Tài chính và các sở, ban chuyên môn được giao quản lý chương trình.
    • Sở, ban chuyên môn được giao quản lý chương trình, dự án thành phần thuộc chương trình tổng hợp kế hoạch theo phạm vi, chức năng ngành, lĩnh vực gửi Sở KH&ĐT, Sở Tài chính tổng hợp tổng hợp theo yêu cầu.
    • Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban chuyên môn được giao quản lý chương trình, dư án thành phần thuộc chương trình tổng họp kế hoạch CTMTQG năm sau của địa phương trình UBND cấp tỉnh xem xét, báo có Thường trực HĐND cho ý kiến.
    • Căn cứ ý kiến của Thường trực HĐND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở KH&ĐT hoàn thiện kế hoạch năm sau của địa phương để gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và UBDT.
  • Nội dung của kế hoạch:
    • Đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG năm thực hiện;
    • Dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể kế hoạch năm kế tiếp theo từng nội dung, dự án thành phần
    • Dự kiến nguồn vốn thực hiện gồm vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có);
    • Dự kiến mức vốn bố trí thực hiện nội dung, hoạt động; danh mục dự án đầu tư, tỷ lệ dự án đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù;
    • Giải pháp tổ chức thực hiện.

BướcĐơn vị thực hiệnCông việc
1Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãChủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần có ít nhất 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn
2Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãLập kế hoạch giám sát đầu tư cộng đồng đối với các chương trình, dự án và thông báo cho chủ dự án, chủ đầu tư về kế hoạch, thành phần Ban giám sát
3Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xãHướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng kế hoạch giám sát, lập, gửi báo cáo giám sát
4Chủ tịch UBND xãCăn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của UBND xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng
5Ban giám sát đầu tư của cộng đồng & UBND xã (Ban quản lý xã)Tổ chức tham vấn cộng đồng và hộ gia đình, người dân hưởng lợi để rà soát, xác thực thông tin, số liệu, báo cáo của đơn vị thực hiện về dự án, hoạt động cụ thể trên địa bàn xã.
6Ban giám sát đầu tư của cộng đồngTiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền
7Ban giám sát đầu tư của cộng đồngTiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình
8Ban giám sát đầu tư của cộng đồngĐịnh kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả sát sát đầu tư của cộng đồng

1. Các đối tượng tham gia giám sát bao gồm:
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
  • Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
  • Người dân, cộng đồng
2. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng[1]
  • Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch liên quan và kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
  • Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: Chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;
  • Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;
  • Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án;
  • Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư;
  • Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.