cẩm nang số

về hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Hướng dẫn

Theo dõi Chương trình

1. Trách nhiệm thực hiện

Chủ chương trình (UBDT) và chủ đầu tư, chủ dự án thành phần.

2. Quy trình theo dõi, giám sát
CấpThu thập, tổng hợp thông tinLập báo cáo đánh giá của trong phạm vi quản lýGửi thông tin/Báo cáo đánh giá đã ký duyệt tớiThời gian
Đơn vị triển khaiĐơn vị thực hiệnBáo cáo năm, báo cáo kết thúc dự án, báo cáo hoạt động– UBND xã (Ban quản lý xã) để xin xác thực
– Gửi báo cáo đã xác thực cho chủ đầu tư
Thu thập thông tin: 3 tháng/lần
Báo cáo: 10/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 25/1 năm sau
Báo cáo kết thúc: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc
UBND xã (Ban quản lý xã) đối với dự án xã làm chủ đầu tư & do các đươn vị triển khai trên địa bàn xãUBND cấp huyện (Phòng Dân tộc hoặc đơn vị phụ trách công tác dân tộc cấp huyện)Báo cáo: 15/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 31/1 năm sau
HuyệnChủ đầu tư ở cấp huyện tổng hợp thông tin dự án hàng năm do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn huyệnChủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện
 
Báo cáo: 10/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 25/1 năm sau
Chủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyệnChủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh
UBND cấp huyện (Phòng Dân tộc)
Báo cáo: 15/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 31/1 năm sau
Phòng Dân tộc tổng hợp từ cấp xã và chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyệnPhòng Dân tộcBan Dân tộcBáo cáo: 20/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 05/2 năm sau
TỉnhChủ đầu tư ở cấp tỉnh tổng hợp thông tin dự án do mình làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnhChủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnhBáo cáo: 15/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 31/1 năm sau
Chủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnhChủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnhChủ dự án, tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương
Ban Dân tộc
Báo cáo: 20/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 05/2 năm sau
UBND tỉnh tổng hợp từ cấp huyện và chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnhUBND tỉnhỦy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình)Báo cáo: 25/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 10/2 năm sau
Trung ươngChủ đầu tư ở cấp trung ương tổng hợp thông tin dự án/hoạt động do mình làm chủ đầu tưChủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ươngBáo cáo: 20/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 05/2 năm sau
Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ươngỦy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình)Báo cáo: 25/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 10/2 năm sau
UBDT tổng hợp từ cấp tỉnh và chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ươngỦy ban Dân tộc (Văn phòng điều phối Chương trình)– Gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính
– Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo trung ương các CTMTQG
Báo cáo: 30/9 năm thực hiện
Cập nhật số liệu: 15/2 năm sau

Biểu mẫu:

Phụ lục số 01, 0203 của Thông tư 01/2022/TT-UBDT ngày 16/5/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

3. Nội dung theo dõi, giám sát
  • Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện dự án thành phần theo phân cấp; công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần.
  • Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần
  • Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý NSNN, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm
  • Theo dõi các nội dung về: Tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần, lập thẩm định, phê duyệt và thực hiện đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn NSNN, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý.
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn.
4. Kinh phí thực hiện

Được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của Tiểu dự án 3 “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình” thuộc Dự án 10 của Chương trình và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

5. Nội dung và định mức chi
  • Nội dung chi[1]:
    • Chi xây dựng chương trình, điều chỉnh chương trình, kế hoạch kiểm tra;
    • Chi hoạt động nghiên cứu, đề xuất các vấn đề thuộc nội dung kiểm tra;
    • Chi tổng hợp các kiến nghị và đề xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
    • Chi tổ chức các cuộc họp thảo luận các vấn đề thuộc nội dung kiểm tra;
    • Chi lấy ý kiến hoặc thuê chuyên gia đánh giá về các báo cáo, thông tin, tài liệu do cơ quan kiểm tra cung cấp;
    • Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra;
    • Chi tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác kiểm tra;
    • Chi khen thưởng cho công tác kiểm tra (nếu có) theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra;
    • Chi cho các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công tác kiểm tra.
    • Riêng đối với các đoàn kiểm tra liên ngành, liên cơ quan thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.
    • Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
  • Định mức chi
    • Đối với chi xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra; tổ chức các cuộc hội thảo các vấn đề thuộc nội dung kết quả kiểm tra; chi lấy ý kiến hoặc thuê chuyên gia đánh giá về các báo cáo, thông tin, tài liệu do cơ quan kiểm tra cung cấp: căn cứ vào yêu cầu công việc và khả năng kinh phí, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ; thực hiện công khai các mức chi trong toàn thể cơ quan, đơn vị theo quy định.
    • Đối với các khoản chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước, chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết[2]
      • Chi phí đi lại: Theo hóa đơn thực tế
      • Phụ cấp lưu trú: 200.000đ/ngày/người (250.000đ/ngày nếu được cử đi công tác ở biển đảo)
      • Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác:
        • Lãnh đạo cấp Bộ trưởng, thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên: khoán 1.000.000/ngày/người hoặc theo hóa đơn thực tế không quá 2.500.000đ/ngày/phòng 1 người (với Bộ trưởng và các chức danh tương đương) không phân biệt địa điểm, 1.100.000đ – 1.2000.000đ/ngày/phòng 1 người (với Thứ trưởng, lãnh đạo có hệ số phụ cấp 1,25 đến 1,3) tùy khu vực.
        • Cán bộ công chức, viên chức, người lao động: khoán từ 300.000đ đến 450.000đ/ngày/người tùy địa điểm hoặc theo hóa đơn thực tế không quá 700.000đ – 1.000.000đ/ngày/phòng 2 người tùy khu vực.
      • Chi phí hội nghị, hội thảo:
        • Chi phí giải khát giữa giờ: 20.000đ/1 buổi nửa ngày/đại biểu
        • Chi hỗ trợ tiền ăn: từ 1000.000đ – 200.000đ/ngày/người tùy địa điểm tổ chức hội thảo
    • Đối với các khoản chi khác: chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu, văn phòng phẩm và các chi phí trực tiếp khác, trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền duyệt và theo chế độ hiện hành.

[1]Mục II, Thông tư 06/2007/TT-BTC ngày 26/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

[2]Mục II, III của Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị