cẩm nang số

về hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Hướng dẫn

Kiểm tra Chương trình

1. Trách nhiệm thực hiện

Chủ chương trình (UBDT) và chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư chương trình, dự án theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

2. Thời gian kiểm tra
  • Kiểm tra ít nhất một lần đối với chương trình có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
  • Kiểm tra khi điều chỉnh chương trình làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
3. Quy trình kiểm tra

Gồm 3 phần:

  • Lập kế hoạch kiểm tra Chương trình: Cơ quan có thẩm quyến quyết định nội dung kiểm tra thực hiện Chương trình; ban hành kế hoạch, thông báo tới đơn vị được kiểm tra; lập đoàn kiểm tra
  • Tiến hành kiểm tra Chương trình: Đoàn kiểm tra phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra theo kế hoạch; thu thập văn bản, hướng dẫn, báo cáo của địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện Chương trình; tham vấn cán bộ các cấp; khảo sát thực tế tại địa phương.
  • Báo cáo kiểm tra Chương trình: Đoàn kiểm tra gửi báo cáo kiểm tra trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra.
4. Nội dung kiểm tra
  • Việc quản lý thực hiện chương trình: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết triển khai chương trình; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai chương trình.
  • Tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình; giá trị khối lượng thực hiện.
  • Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư: Việc huy động vốn cho chương trình; giải ngân; nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có).
  • Năng lực tổ chức thực hiện và việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư.
  • Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
5. Kinh phí thực hiện

Được bố trí trong dự toán kinh phí hàng năm của Tiểu dự án 3 “Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình” thuộc Dụ án 10 của Chương trình và cac nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

6. Nội dung và định mức chi
  • Nội dung chi[1]:
    • Chi xây dựng chương trình, điều chỉnh chương trình, kế hoạch kiểm tra;
    • Chi hoạt động nghiên cứu, đề xuất các vấn đề thuộc nội dung kiểm tra;
    • Chi tổng hợp các kiến nghị và đề xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
    • Chi tổ chức các cuộc họp thảo luận các vấn đề thuộc nội dung kiểm tra;
    • Chi lấy ý kiến hoặc thuê chuyên gia đánh giá về các báo cáo, thông tin, tài liệu do cơ quan kiểm tra cung cấp;
    • Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra;
    • Chi tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác kiểm tra;
    • Chi khen thưởng cho công tác kiểm tra (nếu có) theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng; Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra;
    • Chi cho các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công tác kiểm tra.
    • Riêng đối với các đoàn kiểm tra liên ngành, liên cơ quan thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.
    • Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
  • Định mức chi:
    • Đối với chi xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra; tổ chức các cuộc hội thảo các vấn đề thuộc nội dung kết quả kiểm tra; chi lấy ý kiến hoặc thuê chuyên gia đánh giá về các báo cáo, thông tin, tài liệu do cơ quan kiểm tra cung cấp: căn cứ vào yêu cầu công việc và khả năng kinh phí, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp và phải được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ; thực hiện công khai các mức chi trong toàn thể cơ quan, đơn vị theo quy định.
    • Đối với các khoản chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước, chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, sơ kết, tổng kết[2]
      • Chi phí đi lại: Theo hóa đơn thực tế
      • Phụ cấp lưu trú: 200.000đ/ngày/người (250.000đ/ngày nếu được cử đi công tác ở biển đảo)
      • Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác:
        • Lãnh đạo cấp Bộ trưởng, thứ trưởng và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên: khoán 1.000.000/ngày/người hoặc theo hóa đơn thực tế không quá 2.500.000đ/ngày/phòng 1 người (với Bộ trưởng và các chức danh tương đương) không phân biệt địa điểm, 1.100.000đ – 1.2000.000đ/ngày/phòng 1 người (với Thứ trưởng, lãnh đạo có hệ số phụ cấp 1,25 đến 1,3) tùy khu vực.
        • Cán bộ công chức, viên chức, người lao động: khoán từ 300.000đ đến 450.000đ/ngày/người tùy địa điểm hoặc theo hóa đơn thực tế không quá 700.000đ – 1.000.000đ/ngày/phòng 2 người tùy khu vực.
      • Chi phí hội nghị, hội thảo:
        • Chi phí giải khát giữa giờ: 20.000đ/1 buổi nửa ngày/đại biểu
        • Chi hỗ trợ tiền ăn: từ 1000.000đ – 200.000đ/ngày/người tùy địa điểm tổ chức hội thảo
    • Đối với các khoản chi khác: chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu, văn phòng phẩm và các chi phí trực tiếp khác, trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền duyệt và theo chế độ hiện hành.

[1] Mục II, Thông tư 06/2007/TT-BTC ngày 26/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

[2] Mục II, III của Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị