cẩm nang số

về hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Hướng dẫn

[Dự án 07] Hướng dẫn thực hiện nội dung “Xây dựng và phát triển y tế cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Chỉ tiêu chuyên môn

– Phấn đấu đến năm 2025, hỗ trợ đào tạo 820 học viên Chuyên khoa I, Chuyên khoa II và sinh viên ngành Điều dưỡng, các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học cho các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Không có vi rút bại liệt hoang dại.

3. Đối tượng

– Người dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi.

– Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện.

– Cán bộ y tế, dân số; nhân viên Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện; nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã; nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số; cô đỡ thôn bản.

II. NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thiết yếu cho Trung tâm y tế huyện

1.1 Đối tượng hưởng thụ

Trung tâm y tế huyện, Bệnh viện huyện thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó ưu tiên các huyện nghèo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

1.2 Nguyên tắc thực hiện

– Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ: Thực hiện theo mục 1 phụ lục VII của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Căn cứ nhu cầu thực tế, địa phương, đơn vị lập, thẩm định, phê duyệt dự án và triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành, đảm bảo không trùng lắp với các nguồn vốn khác và các chương trình, dự án khác.

2. Đào tạo nhân lực y tế cho các huyện nghèo và cận nghèo vùng khó khăn;

2.1. Đối tượng hưởng thụ

– Bác sĩ đã tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Bác sĩ đã tốt nghiệp, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Sinh viên đã trúng tuyển và nhập học đối với ngành Điều dưỡng, các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật y học trình độ đại học, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Các đối tượng được thụ hưởng của dự án phải cam kết công tác lâu dài tại đơn vị y tế tuyến cơ sở thuộc địa bàn thực hiện dự án (tối thiểu 05 năm) tính từ thời gian trực tiếp làm việc tại bệnh viện/ trung tâm y tế tuyến huyện/ trạm y tế xã (không kể thời gian đào tạo). Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng tại địa phương thực hiện ký cam kết về thời gian công tác với đối tượng được dự án hỗ trợ đào tạo.

2.2. Nội dung thực hiện

– Hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho bác sĩ đã tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho bác sĩ đã tốt nghiệp, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Hỗ trợ đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học cho các Sinh viên đã trúng tuyển ngành Điều dưỡng, các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật y học trình độ đại học, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2.3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện

2.3.1. Đối với hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I tại các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc phạm vi của dự án:

a) Xác định nhu cầu sử dụng và nhu cầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I theo chuyên ngành:

– Sở Y tế đánh giá thực trạng số lượng, nhu cầu bác sĩ các chuyên khoa còn thiếu và nhu cầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I trên cơ sở mô hình bệnh tật và nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao tại địa phương giai đoạn 2022-2025, gửi báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).

– Hằng năm, Sở Y tế tổ chức rà soát, cập nhật và xác định nhu cầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I trong năm tại các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc phạm vi của dự án, gửi báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).

b) Khớp cung- cầu:

– Sở Y tế các tỉnh thuộc phạm vi hỗ trợ của dự án triển khai hằng năm:

+ Lập danh sách các bác sĩ được đào tạo chính quy và liên thông đã được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở các biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc phạm vi của dự án có nguyện vọng tham gia dự án (còn đủ thời gian công tác sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I, tối thiểu 05 năm).

+ Thông báo công khai, rộng rãi việc hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho bác sĩ đã tốt nghiệp các trường đại học, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cam kết công tác lâu dài tại đơn vị y tế tuyến cơ sở, đáp ứng các tiêu chí của dự án và quy định hiện hành về tuyển dụng viên chức (Sở Y tế có kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm phù hợp cho người học nếu được lựa chọn tham gia dự án). Lập danh sách học viên có nguyện vọng tham gia dự án.

+ Căn cứ nhu cầu đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và chỉ tiêu, kinh phí hỗ trợ đào tạo được giao từng năm, Sở Y tế đề xuất danh sách học viên được nhận hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I trong năm (ưu tiên bác sĩ đã được tuyển dụng làm việc tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thuộc phạm vi dự án).

+ Báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo danh sách học viên có nguyện vọng tham gia dự án, danh sách đề xuất học viên được nhận hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I trong năm.

+ Thống nhất với cơ sở đào tạo đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa cấp I các lớp thuộc phạm vi dự án về cơ chế đào tạo đặt hàng theo quy định hiện hành.

– Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo):

+ Tổng hợp danh sách học viên được nhận hỗ trợ đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I do Sở Y tế các tỉnh thuộc phạm vi dự án đề xuất.

+ Rà soát danh sách học viên đã đáp ứng các tiêu chí của dự án và quy định hiện hành, làm việc với các cơ sở đào tạo để thống nhất về danh sách lớp học và tổ chức đào tạo, trình Lãnh đạo Bộ Y tế ký Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa cấp I các lớp thuộc phạm vi dự án cho các cơ sở đào tạo (kèm theo danh sách công nhận trúng tuyển chuyên khoa cấp I).

– Cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa cấp I các lớp thuộc phạm vi dự án:

+ Thống nhất với Sở Y tế tỉnh, thành phố về cơ chế đào tạo đặt hàng theo quy định hiện hành.

+ Tiếp nhận, thành lập lớp, tổ chức khai giảng và tổ chức đào tạo theo quy định hiện hành.

c) Quá trình tổ chức đào tạo và bàn giao người học sau khi tốt nghiệp

– Cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo chuyên khoa cấp I các lớp thuộc phạm vi dự án:

+ Rà soát, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo chuyên khoa cấp I phù hợp với đối tượng của dự án và bảo đảm đáp ứng quy định hiện hành.

+ Làm việc với Sở Y tế các tỉnh thống nhất quy chế phối hợp trong quá trình tổ chức đào tạo, quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp của người học, bảo đảm theo quy định hiện hành và báo cáo về Bộ Y tế.

+ Làm việc với Sở Y tế các tỉnh thống nhất kinh phí đào tạo, hình thức chi trả kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.

+ Hằng năm, báo cáo kết quả công tác đào tạo chuyên khoa cấp I về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

– Sở Y tế các tỉnh thuộc phạm vi hỗ trợ của dự án:

+ Làm việc với cơ sở đào tạo thống nhất quy chế phối hợp trong quá trình tổ chức đào tạo, quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp của người học, bảo đảm theo quy định hiện hành và báo cáo về Bộ Y tế.

+ Làm việc với cơ sở đào tạo đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo thống nhất kinh phí và hình thức chi trả kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.

+ Tiếp nhận người học, tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm phù hợp cho người học sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I theo quy định của dự án và quy định hiện hành.

+ Hằng năm, báo cáo kết quả công tác đào tạo chuyên khoa cấp I về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

– Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đầu mối phối hợp với các Vụ/Cục liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát hỗ trợ Sở Y tế và các cơ sở đào tạo trong quá trình triển khai dự án.

2.3.2. Đối với hỗ trợ đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học

a) Xác định nhu cầu sử dụng và nhu cầu đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật y học

+ Sở Y tế đánh giá thực trạng số lượng, nhu cầu cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học trên cơ sở mô hình bệnh tật và nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao tại địa phương giai đoạn 2022-2025, gửi báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).

+ Hằng năm, Sở Y tế tổ chức rà soát, cập nhật và xác định nhu cầu đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học trong năm tại các huyện nghèo, khó khăn thuộc phạm vi của dự án, gửi báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).

b) Khớp cung- cầu

– Sở Y tế các tỉnh thuộc phạm vi hỗ trợ của dự án triển khai:

+ Tháng 7, hằng năm Sở Y tế gửi văn bản cho các cơ sở giáo dục đại học (đang đào tạo ngành Điều dưỡng và nhóm ngành Kỹ thuật y học) thông báo về hoạt động của dự án hỗ trợ đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học đã trúng tuyển các trường đại học, có hộ khẩu thường trú thuộc các huyện nghèo, khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cam kết công tác lâu dài tại đơn vị y tế tuyến cơ sở thuộc địa bàn thực hiện dự án, đáp ứng các tiêu chí của dự án và quy định hiện hành về tuyển dụng viên chức (Sở Y tế có kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm phù hợp cho người học nếu được lựa chọn tham gia dự án). Đề nghị nhà trường thông báo đến các sinh viên, lập danh sách sinh viên đăng ký tham gia dự án và gửi về Sở Y tế.

+ Căn cứ nhu cầu đào tạo, chỉ tiêu, kinh phí hỗ trợ đào tạo được giao từng năm và danh sách sinh viên đăng ký tham gia dự án của các trường, Sở Y tế làm việc với nhà trường và sinh viên đăng ký tham gia dự án trao đổi nội dung quy định về nhận hỗ trợ đào tạo của dự án, thống nhất số lượng, danh sách sinh viên được nhận hỗ trợ đào tạo của dự án, báo cáo về Bộ Y tế (qua Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).

+ Thống nhất với cơ sở giáo dục về cơ chế đào tạo đặt hàng theo quy định hiện hành.

– Cơ sở giáo dục:

+ Hằng năm, thông báo cho sinh viên cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Y học đã trúng tuyển tại trường đăng ký tham gia dự án theo đề nghị của Sở Y tế.

+ Làm việc với Sở Y tế thống nhất số lượng, danh sách sinh viên được nhận hỗ trợ đào tạo của dự án.

+ Thống nhất với Sở Y tế về cơ chế đào tạo đặt hàng theo quy định hiện hành.

c) Quá trình tổ chức đào tạo và bàn giao người học sau khi tốt nghiệp

– Cơ sở giáo dục:

+ Tổ chức đào tạo theo quy định.

+ Làm việc với Sở Y tế các tỉnh thống nhất quy chế phối hợp trong quá trình tổ chức đào tạo, quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp của người học, bảo đảm theo quy định hiện hành.

+ Làm việc với Sở Y tế các tỉnh thống nhất kinh phí đào tạo, hình thức chi trả kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.

+ Hằng năm, báo cáo kết quả công tác đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm Kỹ thuật y học thuộc phạm vi hỗ trợ của Dự án về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

– Sở Y tế các tỉnh, thành phố

+ Làm việc với cơ sở đào tạo thống nhất quy chế phối hợp trong quá trình tổ chức đào tạo, quản lý và cấp phát văn bằng tốt nghiệp của người học, bảo đảm theo quy định hiện hành và báo cáo về Bộ Y tế.

+ Làm việc với cơ sở giáo dục thống nhất kinh phí và hình thức chi trả kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.

+ Tiếp nhận người học, tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm phù hợp cho người học sau khi tốt nghiệp theo quy định của dự án và quy định hiện hành.

+ Hằng năm, báo cáo kết quả công tác đào tạo cử nhân Điều dưỡng, cử nhân các ngành thuộc nhóm Kỹ thuật y học thuộc phạm vi hỗ trợ của Dự án về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

– Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đầu mối phối hợp với các Vụ/Cục liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát hỗ trợ Sở Y tế và các cơ sở đào tạo trong quá trình triển khai dự án.

3. Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật về trạm y tế xã

3.1. Căn cứ pháp lý thực hiện kỹ thuật tại trạm y tế xã:

– Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

– Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

– Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.

3.2. Căn cứ pháp lý chuyển giao kỹ thuật

– Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Y tế “Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh”.

– Đề án 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 05 năm 2008 của Bộ Y tế “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”

3.3. Cách thức tiến hành

– Đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch chuyển giao kỹ thuật

+ Tháng 10 hằng năm, Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh gửi phiếu khảo sát đánh giá nhu cầu triển khai kỹ thuật về các trạm y tế xã.

+ Trên cơ sở nhu cầu của các trạm y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế huyện hoặc tuyến tỉnh thống kê danh mục kỹ thuật để chuyển giao, lập kế hoạch đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

+ Bệnh viện xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo theo quy định về đào tạo liên tục.

– Tiến hành đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cấp chứng nhận chuyển giao kỹ thuật: Sở Y tế tổ chức thẩm định danh mục kỹ thuật mới cho trạm y tế, trạm y tế tổ chức thực hiện kỹ thuật.

4. Đào tạo y học gia đình cho nhân viên trạm y tế xã

4.1 Nội dung đào tạo

– Nội dung Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.

– Chương trình đào tạo y học gia đình do Bộ môn y học gia đình thuộc các trường đại học y đào tạo.

4.2 Cách thức tiến hành

– Đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch Đào tạo

Tháng 10 hằng năm, Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh gửi phiếu khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo y học gia đình – Trên cơ sở nhu cầu của các trạm y tế xã, Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế huyện hoặc tuyến tỉnh thống kê nhu cầu để lập kế hoạch đào tạo.

Bệnh viện liên hệ với các trường đại học y xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo theo quy định về đào tạo liên tục.

– Tiến hành đào tạo, cấp chứng nhận đào tạo y học gia đình

5. Hỗ trợ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản;

Hằng năm, địa phương lập danh sách Cô đỡ thôn, bản thuộc các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đã được đào tạo và đang trực tiếp thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng; lập kế hoạch, dự trù kinh phí và chi trả phụ cấp cho các Cô đỡ thôn bản theo quy định tại Khoản 2, Điều 35 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

6. Hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm

– Triển khai điểm tiêm chủng ngoài trạm trong tiêm chủng thường xuyên đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về địa lý hoặc trong chiến dịch tiêm chủng.

– Trạm y tế xác định các thôn bản nguy cơ cao có tỷ lệ tiêm chủng thấp và lập kế hoạch tiêm chủng để đảm bảo tổ chức điểm tiêm chủng ngoài trạm thực hiện tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ít nhất 1 buổi/tháng tại các địa bàn này.

– Tổ chức buổi tiêm chủng ngoài trạm thực hiện theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

– Mức hỗ trợ điểm tiêm chủng ngoại trạm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

7. Kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các quy định hiện hành.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

– Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp ngân sách.

– Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN UBND tỉnh, thành phố giao Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện và các đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện, tham mưu, để trình cấp thẩm quyền giao các chỉ tiêu kế hoạch.

PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

  • Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
  • Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
  • Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.
  • Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình
  • Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Y tế “Quy định phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh”
  • Đề án 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 05 năm 2008 của Bộ Y tế “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”
  • Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng
  • Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng
  • Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
  • Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
  • Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025