cẩm nang số

về hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Hướng dẫn

[Dự án 07] Hướng dẫn thực hiện nội dung “Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ. Tăng cường công tác Y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Chỉ tiêu chuyên môn hàng năm đến năm 2025

– 25% nam, nữ thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (viết gọn vùng ĐBDTTS&MN);

– 20% bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN;

– 25% trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN;

– 60% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm tại các xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN;

– Tăng thêm 60% người sử dụng dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã có triển khai chiến dịch tại khu vực III và II thuộc vùng ĐBDTTS&MN;

– 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia

– Có ít nhất 10% cán bộ y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, người có ảnh hưởng đến cộng đồng (giáo viên, cán bộ tư pháp xã, cộng tác viên dân số, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản…) được nâng cao nhận thức về bệnh Thalassemia tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An)

3. Đối tượng và địa bàn triển khai

a) Đối tượng

– Người dân tại vùng ĐBDTTS&MN, đặc biệt là nam nữ thanh niên, phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

– Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã.

– Cán bộ y tế, dân số, nhân viên Trung tâm y tế huyện, nhân viên trạm y tế xã, viên chức dân số xã; nhân viên y tế thôn bản, công tác viên dân số.

– Đối với nội dung phòng chống bệnh Thalassemia, tập trung can thiệp trên nhóm nam nữ trước kết hôn (có thể chọn học sinh cấp 3 trường dân tộc nội trú), phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện huyện và tỉnh.

b) Địa bàn

– Hoạt động, can thiệp của Nội dung 2, Dự án 7 tại 359 huyện, 51 tỉnh. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu tập trung tại 3.295 xã của 39 tỉnh theo Quyết định số 861/QĐ-TTg (1.551 xã khu vực III; 207 xã khu vực II, và 1537 xã khu vực I). Đối với hoạt động phòng chống bệnh Thalassemia, trước mắt trung ương tập trung can thiệp tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An). Tùy tình hình thực tiễn, các tỉnh sẽ chọn các địa bàn có nguy cơ sinh con bị bệnh Thalassemia cao để thực hiện dự án.

– Ngân sách địa phương bảo đảm các hoạt động, can thiệp của Nội dung 2, Dự án 7 tại vùng ĐBDTTS&MN, đặc biệt tại 12 tỉnh không được ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, gồm 11 tỉnh, thành phố chỉ có xã khu vực I và 01 tỉnh không có xã khu vực III.

– Kế hoạch năm 2022, Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương triển khai tại 1.672 xã, tương đương 50% số xã của 39 tỉnh theo từng nội dung của từng khu vực. Ngân sách địa phương chủ động triển khai mở rộng địa bàn hoặc chuẩn bị triển khai các hoạt động năm 2023 (kiện toàn tổ chức; tập huấn, bồi dưỡng; bổ sung trang thiết bị).

4. Chỉ tiêu kế hoạch của địa phương

a) Các chỉ tiêu (1) Tỷ lệ nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn (2) Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh (3) Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh tại các xã khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN

– Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đã đạt được của năm 2021, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng năm trong giai đoạn 2021-2025.

– Năm 2022, năm đầu tiên triển khai Nội dung 2 Dự án 7:

+ Đề nghị giao chỉ tiêu không thấp hơn chỉ tiêu trung ương giao; Ngân sách tập trung vào chuẩn bị các điều kiện để mở rộng năm 2023.

+ Đối với tỉnh có dưới 10 xã khu vực III, đề nghị lựa chọn toàn bộ các xã khu vực III để triển khai can thiệp hoạt động Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh;

+ Đối với các tỉnh còn lại, đề nghị lựa chọn 50% xã triển khai can thiệp khu vực III bảo đảm tất cả các huyện có xã khu vực III đều được lựa chọn để triển khai hoạt động Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.

b) Chỉ tiêu tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm tại các xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN

– Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đã đạt được của năm 2021, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng năm trong giai đoạn 2021-2025.

– Năm 2022, năm đầu tiên triển khai Nội dung 2 Dự án 7:

+ Đề nghị giao chỉ tiêu không thấp hơn chỉ tiêu trung ương giao; Ngân sách tập trung vào chuẩn bị các điều kiện để mở rộng năm 2023.

+ Đối với tỉnh có tổng số xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN dưới 20 xã, đề nghị chọn toàn bộ xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN để triển khai hoạt động Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân s;

+ Đối với tỉnh còn lại, đề nghị chọn 50% xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN, bảo đảm tất cả các huyện có xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN đều được lựa chọn để triển khai hoạt động Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân s.

c) Chỉ tiêu Tăng thêm số người sử dụng dịch vụ dân số, KHHGĐ

– Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được của hiện tại (số ca dịch vụ KHHGĐ, thực hiện biện pháp tránh thai năm 2021), các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ tăng thêm số người sử dụng dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã có triển khai chiến dịch tại khu vực II và khu vực III thuộc vùng ĐBDTTS&MN cụ thể cho từng năm trong giai đoạn 2021-2025.

– Năm 2022, năm đầu tiên triển khai Nội dung 2 Dự án 7:

+ Đề nghị giao chỉ tiêu không thấp hơn chỉ tiêu trung ương giao; Ngân sách tập trung vào chuẩn bị các điều kiện để mở rộng năm 2023;

+ Đối với tỉnh có tổng số xã khu vực II và III dưới 15 xã, đề nghị lựa chọn toàn bộ các xã khu vực II và III để triển khai hoạt động n định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới. Đối với tỉnh còn lại, đề nghị lựa chọn 50% tổng số xã khu vực II và III, bảo đảm tất cả huyện có xã khu vực II và III đều được lựa chọn để triển khai hoạt động trên;

+ Đối với tỉnh có tổng số xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN dưới 20 xã, đề nghị lựa chọn toàn bộ các xã để triển khai hoạt động Nâng cao năng lực quản lý dân svùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối với tỉnh còn lại, đề nghị lựa chọn 50% tổng số xã thuộc vùng ĐBDTTS&MN, bảo đảm huyện có xã đều được lựa chọn để triển khai hoạt động trên.

d) Chỉ tiêu phòng chống bệnh Thalassemia:

– Trên cơ sở nhu cầu thực tế và kết quả đã đạt hoặc chưa đạt được hiện tại, 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) xây dựng chỉ tiêu phòng chống bệnh Thalassemia.

– Năm 2022, năm đầu tiên triển khai Nội dung 2 Dự án 7:

+ Đề nghị giao chỉ tiêu không thấp hơn chỉ tiêu trung ương giao; Ngân sách tập trung vào chuẩn bị các điều kiện để mở rộng năm 2023;

+ Ưu tiên tập trung vào đối tượng can thiệp của dự án, các huyện có nguy cơ cao sinh con bị bệnh thalassemia.

II. NHIỆM VỤ, HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh với sự tham gia của toàn xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

– Triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1999) theo công văn4 số 66/TCDS-KHTC ngày 23/02/2021 của Tổng cục Dân số và Chương trình, Kế hoạch triển khai Chương trình 1999 của địa phương đã được phê duyệt.

– Nội dung 2 Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Truyền thông, vận động chính sách, pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình; tổ chức tư vấn chuyên môn tại cộng đồng về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục về tảo hôn, hôn nhân cận huyết và bệnh tan máu bẩm sinh.

+ Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị y tế kết hợp với tăng cường năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo hướng mở rộng, phổ cập dịch vụ tới tuyến cơ sở.

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.

+ Hỗ trợ nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; hỗ trợ bà mẹ thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

– Năm 2022, Ngân sách trung ương tập trung triển khai hoạt động sau:

+ Tại trung ương

(1) Biên soạn tài liệu mẫu (tờ gấp, video) tư vấn chuyên môn tại cộng đồng bằng tiếng việt về Tư vấn sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

(2) Sản xuất và phát sóng phóng sự (Video) về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ nâng cao chất lượng dân số vùng DTTS&MN.

(3) Xây dựng các thông điệp truyền hình bằng tiếng việt về thực trạng nâng cao chất lượng dân số vùng DTTS&MN.

(4) Cung cấp thông tin, tuyên truyền về tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số trên các ấn phẩm và phương tiện truyền thông trên Báo Sức khỏe và Đời sống.

(5) Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật.

+ Tại địa phương

(1) Tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh tại xã khu vực III.

(2) Nội dung Tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: Thực hiện theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

(3) Nội dung Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh: Thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn tại Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18/8/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh và Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 03/12/2019 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 34/2017/TT-BYT; Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21/4/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

(4) Nội dung chi và mức chi thực hiện theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và các quy định tài chính hiện hành có liên quan.

(5) Thực hiện chính sách hỗ trợ nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; hỗ trợ bà mẹ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính và Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 07/12/2020.

2. Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số

– Triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1579) theo công văn số 66/TCDS-KHTC ngày 23/02/2021 của Tổng cục Dân số và Chương trình, Kế hoạch triển khai Chương trình 1579 của địa phương đã được phê duyệt.

– Nội dung 2, Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Tăng cường tuyên truyền, vận động; xây dựng môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi.

+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bao gồm cả khuyến khích, hỗ trợ người cao tuổi tham gia.

+ Bổ sung trang thiết bị, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cơ sở y tế để tổ chức khám sức khỏe định kỳ và tư vấn, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

– Năm 2022, Ngân sách trung ương tập trung triển khai hoạt động sau:

+ Tại Trung ương

(1) Biên soạn tài liệu (tờ gấp, video) về tư vấn, hướng dẫn chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi tại vùng ĐBDTTS&MN.

(2) Tập huấn hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và sử dụng ứng dụng S-Health cho cán bộ dân số – y tế vùng ĐBDTTS&MN.

(3) Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật.

+ Tại địa phương

(1) Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi

(2) Thực hiện các nội dung khám sức khỏe theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế và Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

(3) Nội dung chi và mức chi thực hiện theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính và quy định tài chính hiện hành liên quan.

(4) Thực hiện chính sách hỗ trợ người cao tuổi tham gia khám sức khỏe trong chiến dịch theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính và Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020.

3. Ổn định và phát triển dân số của đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới

– Triển khai đồng bộ các Chương trình, kế hoạch theo Công văn số 66/TCDS-KHTC ngày 23/02/2021 của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

– Chương trình MTQG (dự án 7) tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật về dân số, cư trú, biên giới phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại vùng vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

+ Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã thuộc vùng vùng ĐBDTTS&MN.

+ Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình phù hợp với thực trạng văn hóa của từng dân tộc; chú trọng các mô hình can thiệp vận động đồng bào có điều kiện kinh tế khó khăn có mức sinh cao nên sinh ít con hơn, đồng thời tăng cường bảo vệ, phát triển dân tộc dưới 10 nghìn người.

+ Kiểm soát, quản lý dân số tại vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới. Bổ sung trang thiết bị cho Kho dữ liệu chuyên ngành; Rà soát thông tin, cơ sở dữ liệu; củng cố, kiện toàn kho dữ liệu chuyên ngành dân số; chia sẻ, kết nối với cơ sở dữ liệu các ngành liên quan (tư pháp, công an bộ đội biên phòng..).

+ Điều tra, khảo sát về các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá trước và sau khi thực hiện dự án tại các địa bàn triển khai.

+ Khảo sát đề xuất chính sách dân số, thử nghiệm mô hình can thiệp với đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

– Năm 2022, Ngân sách trung ương tập trung triển khai hoạt động sau:

+ Tại Trung ương

(1) Xây dựng chùm Video clip, phóng sự bằng tiếng Việt tuyên truyền vận động chính sách, pháp luật về dân số phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

(2) Xây dựng mô hình can thiệp truyền thông dân số cho đồng bào sinh sống tại vùng ĐBDTTS&MN.

(3) Biên soạn tài liệu mẫu bằng tiếng việt về kiểm soát, quản lý dân số tại vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

(4) Rà soát các thông tin, số liệu dân số trong kho dữ liệu chuyên ngành dân số của các địa bàn vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

(5) Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ dân số ở vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

(6) Xây dựng mô hình tăng cường tiếp cận thuốc tiêm tránh thai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng trung du và miền núi phía bắc.

(7) Mô hình tăng cường tiếp cận dịch vụ KHHGĐ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới.

+ Địa phương

(1) Tuyên truyền, vận động chính sách, pháp luật về dân số, cư trú, biên giới phù hợp tâm lý, tập quán của đồng bào sinh sống tại khu vực biên giới.

(2) Khảo sát tình hình thực hiện các chính sách dân số hiện hành; Xây dựng mô hình tổng quát các chính sách dân số thực hiện tại vùng ĐBDTTS&MN

(3) Bổ sung trang thiết bị cho Kho dữ liệu chuyên ngành. Rà soát các thông tin, số liệu dân số trong kho dữ liệu chuyên ngành dân số tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác thống kê, tin học.

(4) Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình tại các xã khu vực III và II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới.

(5) Thí điểm một số mô hình can thiệp; tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phù hợp với đặc điểm, văn hóa của một số dân tộc thiểu số ở vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới.

(6) Nội dung chi và mức chi thực hiện theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính và quy định tài chính hiện hành liên quan.

(7) Thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng trong các Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số; kiểm soát, quản lý dân số vùng ĐBDTTS&MN, khu vực biên giới theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022 của Bộ Tài chính.

4. Nâng cao năng lực quản lý dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

– Triển khai đồng bộ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong công tác dân số theo công văn số 66/TCDS-KHTC ngày 23/02/2021 của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

– Chương trình MTQG (dự án 7) tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật; nghiệp vụ quản lý dân số.

+ Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đánh giá, quản lý.

– Ngân sách trung ương tập trung triển khai hoạt động sau:

+ Tập huấn cán bộ quản lý y tế, dân số và các ngành liên quan.

+ Tập huấn kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế cơ sở; Tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về dân số với đồng bào dân tộc

+ Bồi dưỡng cán bộ y tế dân số xã và cộng tác viên dân số.

+ Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý hoạt động,

+ Hội nghị triển khai, sơ kết.

5. Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

– Giảm số ca phù thai do bệnh Thalassemia, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân Thalassemia người dân tộc thiểu số, từng bước kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân hiện tại.

– Triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình 1999 Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 theo công văn số 66/TCDS-KHTC ngày 23/02/2021 của Tổng cục Dân số và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

– Nội dung 2 Dự án 7 tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

+ Tại Trung ương

(1) Họp bàn, thống nhất phương án triển khai dự án/kiện toàn bộ máy triển khai từ tỉnh/huyện sau đó khảo sát thực trạng quản lý, điều trị cho bệnh nhân Thalassemia và nguồn người mang gen tại các tỉnh. (UBND Tỉnh, Sở Y tế, BV tỉnh, TTYT huyện)

(2) Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện các hoạt động dự án.

(3) Triển khai các lớp tập huấn/đào tạo cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện

(4) Biên soạn, thiết kế, in ấn tài liệu mẫu

(5) Đào tạo/tập huấn về bệnh Thalassemia cho CBYT tuyến tỉnh, huyện

(6) Chuyển giao các kỹ thuật thực hiện xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, sàng lọc bệnh Thalassemia tại địa phương.

(7) Tổ chức hội nghị/hội thảo chuyên đề Thalassemia cấp liên tỉnh/khu vực.

(8) Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân ngày Thalassemia thế giới và những chiến dịch truyền thông khác.

(9) Xây dựng quy trình sàng lọc bệnh Thalassemia trong cộng đồng và khuyến khích địa phương xây dựng mô hình tầm soát bệnh Thalassemia tại một số nơi đủ điều kiện thực hiện.

+ Tại địa phương

(1) Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm gửi Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.

(2) Thay đổi và nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng người dân tộc thiểu số trong việc thực hành sàng lọc bệnh Thalassemia

(3) Tổ chức ít nhất 1 cuộc truyền thông nhân ngày Thalassemia thế giới 8/5 và những chiến dịch truyền thông khác.

(4) Nhân bản, in ấn các sản phẩm truyền thông (đảm bảo cung cấp đủ tài liệu cho các đối tượng truyền thông, đặc biệt là các đối tượng can thiệp của dự án).

(5) Triển khai thực hiện tư vấn Thalassemia tại các khoa sản của bệnh viện đa khoa và bệnh viện sản nhi tuyến tỉnh, tuyến huyện (Phòng truyền thông, tư vấn bao gồm: Biển tên, pano, aphích truyền thông, tài liệu truyền thông, các sản phẩm truyền thông khác tùy theo đặc điểm riêng có của cộng đồng dân cư).

(6) Tổ chức hội nghị, hội thảo cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho các tổ chức, đoàn thể xã hội như Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Cán bộ tư pháp, Giáo viên….

(7) Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong việc sàng lọc, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và tư vấn phòng bệnh tại cơ sở y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

(8) Đào tạo/ tập huấn về bệnh Thalassemia cho cán bộ y tế địa phương

(9) Bổ sung trang thiết bị giúp tâm soát bệnh Thalassemia (sử dụng ngân sách từ nguồn ngân sách của địa phương)

(10). Xây dựng mô hình tầm soát bệnh Thalassemia tại địa phương.

– Năm 2022, ngân sách trung ương tập trung triển khai hoạt động sau:

+ Tại Trung ương:

(1) Họp bàn, thống nhất phương án triển khai dự án/kiện toàn bộ máy triển khai từ tỉnh/huyện/xã sau đó khảo sát thực trạng quản lý, điều trị cho bệnh nhân Thalassemia và nguồn người mang gen tại tỉnh (UBND Tỉnh, Sở Y tế, BV tỉnh)

(2) Hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm để thực hiện dự án.

(3) Triển khai các lớp tập huấn/đào tạo cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện

(4) Biên soạn, thiết kế, in ấn tài liệu mẫu

+ Tại địa phương:

(1) Kiện toàn bộ máy hoạt động, thống nhất cơ chế hoạt động, báo cáo, họp triển khai các hoạt động của dự án.

(2) Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm gửi Trung ương.

(3) Hội thảo, tập huấn, đào tạo cán bộ tại địa phương

(4) In ấn, nhân bản các sản phẩm truyền thông.

(5) Tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia.

III. KINH PHÍ

1. Ngân sách trung ương

– Thực hiện Nội dung 2 Dự án 7 phân bổ cho Bộ Y tế (Tổng cục Dân số) để chi các hoạt động tại trung ương và hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương giai đoạn 2021-2025

– Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính.

2. Nguồn ngân sách địa phương

Bảo đảm thực hiện các hoạt động, can thiệp của Nội dung 2 Dự án 7 theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Đề nghị UBND tỉnh, thành phố giao Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành, chỉ đạo Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu để trình cấp thẩm quyền giao chỉ tiêu kế hoạch và chủ động tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể

– Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện Nội dung 2 Dự án 7.

– Đôn đốc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, hướng dẫn; tổng hợp báo cáo kết quả; đề xuất, kiến nghị chính sách. – Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc, hỗ trợ kỹ thuật; Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết./.

PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

  • Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
  • Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025
  • Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
  • Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025