cẩm nang số

về hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Hướng dẫn

[Dự án 06] Hướng dẫn thực hiện hoạt động “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số có dân số ít người”

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

– 14 dân tộc có khó khăn đặc thù: Ơ-đu, Brâu, Rơ-măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, La Ha theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025.

– Tổ chức bảo tồn về các loại hình văn hóa phi vật thể: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian, bao gồm: sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội, bao gồm: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian, bao gồm: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

  • Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người;
  • Đối tượng, phạm vi thực hiện
  • 14 dân tộc có khó khăn đặc thù: Ơ-đu, Brâu, Rơ-măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn, La Ha theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025.
  • Tổ chức bảo tồn về các loại hình văn hóa phi vật thể: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian, bao gồm: sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; Tập quán xã hội, bao gồm: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian, bao gồm: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
  • Nội dung thực hiện
  • Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người;
  • Thuê chuyên gia nghiên cứu, chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu, bảo tồn; xây dựng báo cáo khoa học; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học;
  • Mua vật tư, nguyên vật liệu, dụng cụ, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo, thiết kế, phần mềm, công nghệ phục vụ hoạt động các loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người;
  • Tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy các loại hình văn hóa truyền thống. Thời gian tổ chức do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định;
  • Tổ chức biểu diễn, tái hiện các loại hình thức văn hóa truyền thống:
    • Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật (phục vụ nghi thức văn hóa truyền thống);
    • Hỗ trợ chi phí tập luyện, biểu diễn cho nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số trình diễn đối với hoạt động bảo tồn, phục dựng văn hóa truyền thống;
    • Hỗ trợ tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ nghệ nhân, diễn viên là người dân tộc thiểu số;
  • Sản xuất phim tài liệu phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số rất ít người;
  • Thông tin, tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người;
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số rất ít người.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách Trung ương

1.1. Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai Dự án 6 theo Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg).

1.2. Nguốn vốn đầu tư Trung ương hỗ trợ đối với các nhiệm vụ:

– Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;

– Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số;

– Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu;

– Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

– Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

1.3. Nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ đối với các nhiệm vụ còn lại của Dự án 6.

2. Ngân sách địa phương

2.1. Các địa phương tự cân đối được ngân sách: 100% kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Dự án được bố trí từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác trên địa bàn.

2.2. Các địa phương còn lại bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương với tỷ lệ tương ứng theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.

3. Định mức kinh phí cho các nhiệm vụ

3.1. Nội dung, mức chi cụ thể cho các nhiệm vụ của Dự án 6 thực hiện theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025.

3.2. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn Luật.

4. Cơ chế, chính sách hỗ trợ; quản lý thực hiện Dự án:

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách; các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương thấp và có đông đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ưu tiên bố trí ngân sách trung ương đầu tư các công trình giao thông cho các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; đầu tư công trình giao thông kết nối, công trình điện lưới quốc gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho các huyện nghèo có nhiều xã biên giới, xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn; đầu tư trường dân tộc nội trú cho các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có nhiều xã đặc biệt khó khăn nhưng chưa có địa điểm hoặc phải thuê địa điểm hoạt động.

b) Bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương của Chương trình để thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ sau:

– Triển khai Đề án thí điểm, chỉ đạo điểm của Ban Chỉ đạo Trung ương tại một số địa phương được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

c) Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch, kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; ưu tiên hỗ trợ cho các hộ dân tộc thiểu số là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình.

d) Xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù trong tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

đ) Xây dựng và ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình;

e) Xây dựng và ban hành chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình.

PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

  • Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025
  • Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
  • Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025
  • Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
  • Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025