Ngày của số pi là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày số pi

Mỗi năm vào ngày 14/3 ngoài việc đi chơi Valentine của người trẻ thì giới khoa học trên thế giới sẽ kỷ niệm ngày quốc tế số Pi – một dãy số vô tỷ kỳ lạ, là hằng số vô cùng quan trọng trong toán học. Vậy ngày của số pi là gì? Số pi là số như thế nào? Lịch sử và ý nghĩa của ngày sinh ra số Pi? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết phía dưới nhé.

Số Pi là gì?

“Pi” được biết đến là một dãy số vô tỉ kéo dài vô tận, là tên của một ký tự đứng số 16 trong bảng ký tự của Hy Lạp. Nó được hiểu là một hằng số, giúp chúng ta có thể tính toán được tương đối diện tích và chu vi của hình tròn.

Số Pi là gì?

Ký hiệu toán học của Pi là π.  Được viết tắt từ chữ cái đầu tiên của từ “περίμετρος” với hàm ý là chu vi. Trong mọi nền văn hóa, số Pi luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, các nhà khoa học hiện nay vẫn đang nghiên cứu quy luật của dãy số vô tỉ đằng sau số Pi.

Người đưa số pi vào sử dụng rộng rãi là William Jones vào năm 1706, số Pi cũng đã chính thức xuất hiện để tưởng nhớ đến nhà toán học Hy Lạp đại tài – Acsimet (287 – 222 TCN) – người đầu tiên tìm ra số π.

Lịch sụ hình thành của số Pi

Nói về lịch sử sinh ra số Pi, ở châu Âu Acsimet đã phải dùng tới đa giác 96 cạnh để có thể chứng minh được mối liên hệ giữa đường kính và chu vi của hình tròn. Từ đó tìm ra được giá trị tương đối của số Pi, π là 3,1419.

Ở Trung Quốc vào thời Ngụy Tấn (khoảng năm 263), một nhà toán học có tên là Lưu Huy cũng đã nghiên cứu và đưa ra được giá trị tương đối của số π là 3,1416 Mỗi giai đoạn, khi khoa học phát triển hơn, con người đã tìm ra được nhiều số thập phân hơn đằng sau dấu phẩy, đánh dấu điều kỳ lạ mà loài người đã nghiên cứu được từ con số này.

Số Pi có ứng dụng vô cùng rộng rãi, quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: kiến trúc, xây dựng, thiên văn, học hành,…

Lịch sử ra đời của Ngày số Pi

Để kỷ niệm việc phát minh ra số Pi, các nhà khoa học trên thế giới đã đồng ý ghi nhận ngày dành riêng cho con số này. Và họ đã lấy ngày 14/3/1988 là ngày kỷ niệm đầu tiên tại bảo tàng Exploratorium.

Kể từ đó tới nay, mọi người thường lấy ngày 14/3 là ngày kỷ niệm, như một sự kiện đáng nhớ, khuyến khích các thế hệ sau tìm hiểu, có niềm đam mê với toán học hơn. Trong ngày kỉ niệm số Pi, các hoạt động sẽ được triển khai vào khung giờ 1 giờ 59 phút. Bởi nếu đặt cạnh nhau thì sẽ thành 3,14159, giống như giá trị gần đúng của số Pi.

Ngày số Pi cũng trùng với ngày sinh nhật của nhà khoa học đại tài người Đức Albert Einstein.

Sự liên kết giữa số pi và ẩm thực

Theo như ngôn ngữ Anh thì “Pi” gần với “Pie” – bánh. Bằng một cách nào đó thì hai từ này dường như có liên hệ với nhau.

Số pi và những liên quan với ẩm thực

Vì thế vào dịp kỉ niệm ngày số Pi đầu tiên năm 1988, nhà vật lý học Larry Shaw đã cùng với các nhân viên tổ chức ăn bánh pie tại Bảo tàng khoa học San Francisco Exploratorium. Nhiều năm sau theo thông lệ thì mọi người cũng sẽ tổ chức chúc mừng và kỷ niệm ngày số Pi bằng những chiếc bánh nướng.

Thú vị hơn nữa, nếu bạn viết số 314 và đưa ra soi gương thì hình ảnh phản chiếu của số gần giống với chiếc bánh nướng.

Kết luận về ngày số pi

Ngày số Pi chỉ mang tính chất tôn vinh trong giới Toán học là chính nên hiện nay cũng ít người biết đến. Chỉ những người thực sự có đam mê tìm hiểu mới biết đến ngày này. Phần lớn thì nhắc tới 14/3 mọi người sẽ thường nghĩ tới ngày Valentine trắng hơn.

Các thông tin trên đã cung cấp cho bạn đọc về số Pi, các thông tin liên quan tới sự xuất hiện ngày của số pi, quả là một thông tin thú vị đúng không nào. Theo dõi chúng tôi thêm để cập nhật nhiều nguồn thông tin mới mẻ bạn nhé.

Bài viết liên quan