Xoay quanh kiến thức giới hạn sinh thái sẽ có rất nhiều bài tập, câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Các bạn học sinh đã nắm vững khái niệm giới hạn sinh thái là gì? Các thành phần của giới hạn sinh thái chưa? ctmtqgdttsmn.vn sẽ giúp bạn hệ thống kiến thức về chủ đề này một cách tổng quan, ngắn gọn và dễ hiểu.
Khái niệm giới hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái là giới hạn khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường. Qua đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật đều có giới hạn sinh thái khác nhau.
Ví dụ: Phần lớn cây trồng ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 20 đến 30 độ C. Ở mức nhiệt độ dưới 0 độ C hoặc cao hơn 40 độ C khiến cây bị ngừng quang hợp.
Có hai nhóm nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống & phát triển các loài sinh vật gồm:
- Nhóm nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như ánh sáng, nhiệt độ không khí, độ ẩm….
- Nhóm nhân tố hữu sinh: Chính là các cơ thể sống có tác động trực tiếp, gián tiếp lên cơ thể khác ở xung quanh như Vi khuẩn, nấm, động vật, thực vật…
Các thành phần của giới hạn sinh thái
Trong giới hạn sinh thái gồm điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min) khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) và khoảng chống chịu. Khi vượt ra ngoài điểm giới hạn trên & dưới, sinh vật sẽ bị chết.
- Khoảng cực thuận: Đảm bảo điều kiện thuận lợi giúp cho loài sinh vật phát triển theo các hoạt động sống tốt nhất bao gồm các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp.
- Khoảng chống chịu: Gồm các nhân tố sinh thái gây ức chế cho chức năng sinh lý của sinh vật.
Ví dụ: Cá rô phi sinh sống ở nước ta có điểm giới hạn sinh thái trên là 42 độ C, điểm giới hạn dưới là 5 độ C. Khoảng thuận lợi là 23 đến 37 độ C. Tức là cá rô phi sẽ tồn tại và phát triển tốt các hoạt động sống trong khoảng cực thuận. Đồng thời sẽ bị chết ở mức nhiệt độ giới hạn trên và dưới.
Hướng dẫn làm bài tập giới hạn sinh thái
Các dạng câu hỏi, bài tập xoay quanh nội dung giới hạn sinh thái không quá phức tạp. Điều quan trọng là các bạn học sinh cần nắm vững khái niệm. Đồng thời biết cách vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh vật.
Thông thường, các dạng bài tập thường xác định đó là nhóm nhân tố sinh thái nào? Xác định các điểm cực trên, cực dưới và khoảng cực thuận của một loài sinh vật nào đó.
Ví dụ: Loài chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố gồm: Mức độ ngập nước, độ tơi xốp của đất, kiến, nhiệt độ không khí, độ ẩm, ánh sáng, rắn hổ mang, cây gỗ, gió thổi, gỗ mục, thảm lá khô, độ dốc của đất,sâu ăn lá câu và lượng mưa. Các bạn cần sắp xếp các yếu tố đó phù hợp từng loại nhân tố sinh thái.
Lời giải như sau:
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Kiến, rắn hổ mang, sâu ăn lá cây, cây gỗ, cây cỏ
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Mức độ ngập nước, độ tơi xốp của đất, nhiệt độ không khí, độ ẩm, ánh sáng, gió thổi, gỗ mục, thảm lá khô, độ dốc của đất, và lượng mưa.
=> Việc xác định không quá khó khăn nếu chúng ta học thuộc khái niệm các nhóm nhân tố sinh thái đúng không nào.
Đối với dạng bài vẽ sơ đồ mô tả, các bạn sẽ lần lượt xác định các điểm giới hạn trên, giới hạn dưới (đều là điểm gây chết sinh vật đó) và sinh vật sẽ phát triển thuận lợi trong điểm cực thuận.
Giới hạn sinh thái là kiến thức trọng tâm trong chương trình sinh học lớp 9. Hy vọng qua bài tổng hợp này giúp các bạn học sinh tự tin làm bài thi này thật tốt! Tiếp tục cùng ctmtqgdttsmn.vn đón đọc các kiến thức hay trong các chuyên mục sau nhé!