Như các bạn thấy thì quỳ tím luôn gắn liền với các thí nghiệm hóa học, không hề xa lạ với các thế hệ học sinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về giấy quỳ tím là gì? Vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin chi tiết hơn để các bạn hiểu rõ về loại giấy này.
Những thông tin cần biết về quỳ tím
Giấy quỳ tím là gì?
Giấy quỳ tím (Quỳ tím) là một loại giấy được tẩm thêm dung dịch etanol hoặc nước. Ngoài ra cũng có thể được tẩm thêm từ các loại rễ cây địa y như Roccella và Dendrographa. Do màu gốc của loại giấy này có màu tím nên được gọi luôn là giấy quỳ tím.
Quỳ tím được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong ngành hóa học. Công dụng thường được nhắc đến của loại giấy này là dùng để kiểm tra độ pH của các loại dung dịch, từ đó có thể xác định được dung dịch đó là axit, bazơ hay trung tính. Tính chất của mỗi loại dung dịch cần kiểm tra sẽ phụ thuộc vào màu sắc hiển thị của quỳ tím.
Ưu điểm của loại giấy này chính là giúp người dùng có được kết quả nhanh chóng. Ngoài phân biệt được các loại dung dịch và chất thì loại giấy này còn có thể phân biệt được khí nữa. Chính vì vậy, nó được sử dụng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm và nghiên cứu trong hóa học hiện nay.
Giấy quỳ tím ra đời như nào?
Hiện nay, vẫn chưa một ai biết được thời gian chính xác ra đời của loại giấy này. Nhưng theo một số nguồn tin cậy thì quỳ tím đã được sử dụng từ những năm 1930 tại Tây Ban Nha. Khi đó, loại giấy này đã được các thầy thuốc sử dụng để phục vụ cho công việc khám chữa bệnh. Đến những năm đầu của thế kỷ 16, loại giấy quỳ này ngày càng phổ biến hơn và được nhiều người biết đến. Từ đó, ngành công nghiệp chuyên sản xuất quỳ tím ra đời nhưng tên gọi vẫn chưa thể thống nhất được.
Nguồn gốc ra đời của quỳ tím
Đến tận năm 1670, các nhà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu kỹ càng về loại giấy này. Tuy nhiên thời gian đầu người ta chỉ sử dụng nó để phân biệt các chất là axit (nếu giấy quỳ chuyển đỏ) và bazo (nếu giấy quỳ chuyển xanh). Sau một thời gian nghiên cứu kỹ càng thì các nhà khoa học đã tìm ra thêm công dụng của loại giấy này. Vậy nên nó đã được sử dụng nhiều hơn trong các ngành công nghiệp và nghiên cứu hóa học cho đến tận ngày nay.
Trong các phòng thí nghiệm, các bạn chỉ cần sử dụng một mẩu giấy quỳ rồi nhỏ vài giọt dung dịch hóa chất vào là kiểm tra ngay được tính axit/ bazơ của loại chất đó.
Tuy nhiên, giấy quỳ tím chỉ có công dụng phân biệt chứ không thể đo lường được nồng độ chính xác để biết được độ mạnh hay yếu của tính axit/bazơ. Chính vì vậy, để có thể xác định được độ mạnh yếu của các chất thì bạn cần phải sử dụng thêm các loại thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn để đo chính xác về nồng độ pH.
Quỳ tím được chia thành mấy loại?
Hiện nay, giấy quỳ tím được sử dụng nhiều nhất là ở dạng giấy và được chia ra làm hai loại là xanh và đỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại này nhé.
Giấy quỳ đỏ
Đây là loại giấy được sản xuất bằng cách xử lý giấy trơn, được nhuộm màu bởi một loại thuốc đã được ngâm trong axit sunfuric loãng vừa đủ và được sấy khô bằng cách cho tiếp xúc với không khí.
Giấy quỳ xanh
Loại giấy này thường được dùng để thử các loại axit và giấm. Khi nhúng giấy quỳ xanh vào trong dung dịch nó sẽ chuyển sang màu đỏ nếu dung dịch cần kiểm tra có tính axit và giữ nguyên màu nếu dung dịch trung tính.
Giấy quỳ tím được dùng để phân biệt tính axit hay bazơ
Ngoài ra, quỳ tím còn được chia thành 2 dạng khác nữa là quỳ tím ẩm và quỳ tím khô. Cả 2 loại này sẽ được dùng để xác định tính axit, bazơ của các chất khí. Nếu cho quỳ tím khô vào trong bình đựng khí amoniac thì sẽ không đổi màu, còn khi cho vào bình đựng khí thường thì quỳ ẩm sẽ chuyển sang màu xanh.
Quỳ tím thuộc hóa trị mấy?
Quỳ tím có hóa trị là mấy? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Thực chất, quỳ tím chỉ là một chất giúp kiểm đo nồng độ pH để có thể nhận biết được tính axit, bazơ của các loại dung dịch. Trong điều kiện môi trường trung tính (có pH = 7) thì quỳ tím sẽ không đổi màu.
- Nếu độ pH < 7 thì giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ → dung dịch có tính axit.
- Nếu pH > 7 thì giấy quỳ sẽ chuyển sang màu xanh → dung dịch có tính bazơ.
- Nếu quỳ tím gặp phải nước sẽ không đổi màu bởi nước có độ pH là 7.
Các bạn có thể nhận thấy màu sắc của giấy quỳ biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Vậy nên quỳ tím KHÔNG có hóa trị.
Quỳ tím không có hóa trị
Quỳ tím có độc hại cho sức khỏe không?
Theo chia sẻ của các nhà khoa học thì quỳ tím không gây độc hại cho cơ thể con người. Vậy nên không chỉ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học, loại giấy này còn được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau như: trong nông nghiệp và kiểm tra sức khỏe trong y tế.
Việc kiểm tra tình trạng sức khỏe bằng quỳ tím thường là kiểm tra nước tiểu vào buổi sáng. Nếu nước tiểu có nồng độ pH từ 6,5 – 6,7 → sức khỏe của bạn đang rất ổn. Còn có nồng độ pH thấp hơn và giấy quỳ chuyển sang màu đỏ tức là nước tiểu của bạn có nhiều axit. Khi giấy quỳ chuyển sang màu xanh thì nước tiểu có chứa nhiều kiềm. Vậy nên các bạn dựa vào kết quả để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học nhất.
Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn biết rõ hơn về giấy quỳ tím. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn nhiều. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc đóng góp ý kiến cho bài viết của chúng tôi hoàn thiện hơn, các bạn hãy comment ở bên dưới nhé!