Cây nêu là một vật không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Hầu như mỗi dịp Tết đến mỗi nhà lại trưng một cây nêu trước nhà như biểu tượng. Vậy cây nêu là cây gì? cách dựng cây nêu trong ngày Tết như thế nào?
Cây nêu là cây gì?
Nhắc đến cây nêu thì nhiều những thế hệ 9x đời đầu đổ về trước sẽ thấy thân quen. Còn đối với các bạn trẻ gen Z thì cây nêu có lẽ sẽ khá xa lạ. Vậy rốt cục cây nêu là cây gì?
Như đã nói ở trên cây nêu không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến. Thường sẽ được làm từ cây tre có chiều dài từ 5 – 6m. Khi làm cây nêu người ta sẽ chặt hết lá chỉ chỉ để một ít trên ngọn. Khi lựa chọn tre phải chọn loại dài có nhiều đốt vì tượng trưng cho bậc thang để đấng trên cao đi về. Không chỉ thế, còn có ý nghĩa mang sinh khí đất trời giúp mùa màng tốt tươi.
Hình ảnh cây nêu đặc trưng tại hội làng
Đối với phong tục đồng bằng Bắc Bộ, cây nêu sẽ được trồng trước sân mỗi dịp Tết đến. Phần thân và ngọn cây sẽ được được trang trí nhiều vật dụng khác nhau. Tùy tục lệ địa phương và dân tộc mà có những cách trang trí độc đáo không giống nhau.
Treo cây nêu trước nhà có ý nghĩa như thế nào?
Cây nêu đã dần trở thành một truyền thống tốt đẹp của người Việt. Nó không chỉ có ý nghĩa dân gian mà còn có ý nghĩa trong văn học Việt Nam.
Ý nghĩa cây nêu trong tín ngưỡng dân gian
Theo như tín ngưỡng dân gian và tích xưa kể lại thì cây nêu dựng lên với mục đích trừ tà ma. Nhưng thực tế thì trong cộng đồng các dân tộc, ý nghĩa của nó còn nhiều hơn thế. Cũng vì thế mà theo thời gian đồ lễ treo trên cây dần phong phú và đa dạng.
Đến nay cây nêu đã được xem như một biểu tượng nhằm kết nối đất – trời ở một số dân tộc. Bởi có một số nơi theo tín ngưỡng thờ thần Mặt trời. Không chỉ vậy, cây nêu còn nhắc nhở về ý thức bảo vệ lãnh thổ.
Cây nêu theo tín ngưỡng dân gian được sử dụng để xua đuổi tà ma
Do đó, dựng cây nêu trong ngày Tết không chỉ trừ tà ma còn có ý nghĩa thờ phụng thần linh, tiên tổ. Kiến giải theo chiều hướng mới mẻ thì có ý nghĩa giải trừ đi những điềm xấu, không may mắn của năm cũ.
Ý nghĩa trong văn học Việt Nam
Cây nêu không chỉ bắt nguồn từ những câu chuyện truyền miệng trong dân gian. Nó còn được xuất hiện trong bản giản lược trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi.
Theo những gì sự tích kể lại thì cây nêu hiện thân chính gốc từ cây tre. Trong sự tích cũng không vượt quá đạo thuyết Phật giáo cũng như Lão giáo. Trong văn học Việt Nam, cây nêu như một biểu tượng bảo vệ sự bình yêu của con người.
Thời gian trôi đi, cây nêu trở thành biểu tượng trong ký ức của người Việt. Nó xuất hiện trong thơ ca, văn chương như một vật mang tính gợi nhớ hơn là một loại cây. Đối với những người trưởng thành xa quê, mỗi lần bắt gặp hình ảnh cây nêu trong bài viết sẽ gợi nhớ về một cái Tết đầm ấm bên gia đình.
Trong văn học đã đi vào trong quyển “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi
Đặc điểm của cây nêu trong phong tục mỗi dân tộc
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cây nêu có những đặc điểm đa dạng. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người thắc mắc cây nêu là cây gì? Cây nêu được làm từ loại cây nào? Tùy thuộc vào địa phương, phong tục, dân tộc… mà mang những nét đặc trưng riêng.
Đối với tín ngưỡng người Kinh
Cây nêu trong phong tục người Kinh thường có cả tính nguyên sơ, không gắn với lễ hội. Trong hình thức cổ xưa, cộng đồng người kinh có tục cắm cành tre dài trên ruộng khi gặt lúa xong. Nhìn thấy dấu hiệu này, người ngoài sẽ hiểu với đại ý chủ ruộng giữ mầm lúa cho năm sau. Vậy nên không được để trâu bò vào chăn thả.
Dần dần người ta gắn liền cây nêu với lễ hội như ngày Tết hay hội làng. vào mùa hội, cây nêu sẽ có hình thức cầu kỳ hơn. Người ta thường sử dụng một số loại cây họ tre phải đảm bảo không còn nhánh và lá tre. Phần ngọn cây sẽ treo vòng tròn nhỏ và buộc nhiều thứ khác nhau. Đặc biệt có treo một vật tạo ra tiếng tiếng kêu leng keng tương tự như chuông gió hiện đại. Tác dụng của nó là để khi va đập vào nhau sẽ tạo ra tiếng leng keng trong gió.
Thường cây nêu của người Kinh sẽ to và dài từ 5 – 6 mét
Đối với tín ngưỡng dân tộc Mường
Người Mường thường sẽ trồng nhiều loại cây nêu khác nhau. Ngoài cây nêu chính to lớn trồng ở chính giữa sân thì còn có nhiều loại nêu khác kích thước nhỏ hơn. Chúng sẽ được cắm ở bếp, ngoài vườn, chuồng trâu, chuồng gà hay bồ thóc. Trên các cây nêu, người Mường không treo đồ vật phát ra tiếng mà là công cụ sản xuất như cày, bừa, quốc… được đan bằng tre nứa.
Đối với tín ngưỡng người H’mông
Cây nêu trong tín ngưỡng người H’mông sẽ được làm từ hai thân cây mai to. Thân mai đủ yêu cầu phải dài, thẳng, có ngọn và lá xanh. Cả chiều dài thân cây không được sâu. Khi chặt cây nêu cũng có nhiều nghi thức phức tạp và bày đồ khấn lễ trước cây cần đúng quy định.
Hai thân cây sẽ được chằng buộc sao cho phần ngọn hướng về phía tây, mặt trời lặn. Trong hai cây mai, cây nhỏ hơn được gọi là cây chồng sẽ buộc sát vào cây mai to hơn (cây vợ). Trên ngọn của cây nêu sẽ được người H`mông treo từ 3 – 5 sải vải sa lanh đen. Người ta còn nẹp thêm cành trúc để buộc thành cờ, phía dưới mỗi sải vải cũng treo những vật phẩm. Thường sẽ quy định có 2 túm bắp, 1 cụm lúa, 1 nậm đựng rượu còn có khèn hoặc gậy.
cây nêu của người H’mông xuất hiện nhiều mỗi dịp lễ hội
Đối với tín ngưỡng của một số dân tộc thiểu số
Ở một số dân tộc thiểu số ít người, họ cũng dùng cây nêu nhưng có sự khác biệt với người Kinh. Thường sẽ chọn loại cây gỗ chắc chắn được trang trí quanh thân và có tua đại. Trong những ngày thường không lễ hội, người đi khai hoang rẫy sẽ dựng cây nêu để đánh dấu quyền sở hữu cá nhân. Người chủ sẽ tìm bốn cây cao chặt ngang thân dựng ở 4 góc ruộng giống như cái trụ.
Còn người Gia rai cư trú ở Tây Nguyên thường dựng cây nêu làm bằng cây gạo. Và nó thường được dựng trong lễ bỏ mả, trên ngọn cây sẽ treo nhiều lá bùa xanh đỏ đẹp mắt. Đối với người Kor, họ trang trí theo hình thức tô tem hình con chim chèo bẻo.
Thời điểm dựng cây nêu trong ngày Tết
Tùy vào những dân tộc, vùng miền mà sẽ có những thời điểm dựng cây nêu cụ thể. Theo phong tục người Kinh thì cây nêu sẽ dựng vào thời điểm ông Công, ông Táo về trời. Người xưa thường quan niệm, ông Công, ông Táo vắng mặt thì ma quỷ sẽ nhân cơ hội làm điều càn quấy nên cây nêu sẽ xua đuổi tà ma.
Mỗi một địa phương, vùng miền sẽ dựng cây nêu vào những ngày khác nhau
Dân gian gọi ngày dựng nêu là ngày lên nêu còn hạ nêu sẽ diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng theo lịch âm.
Khác với người Kinh, người Hmong dựng cây nêu vào ngày 3 hoặc 5 tháng Giêng. Khi đó gắn liền với các lễ hội của mùa xuân.
Cách dựng cây nêu ngày Tết
Để dựng cây nêu lên thì cần trang trí một số đồ vật ở ngọn hoặc thân. Tiếp đó, cần từ 5 – 6 người nâng từ gốc đẩy cho cây thẳng đứng. Cuối cùng cố định bằng dây giằng ở chân. Nói chung cách dựng thì không khó nhưng cần chuẩn bị đồ vật kỹ lưỡng.
Vật liệu làm cây nêu
Ngoài vật liệu là tre già, cây nêu trong ngày Tết còn cần thêm dây giằng được bện từ dây thừng. Loại dây này có độ bền, dai và đủ khỏe để giữ được cây nêu. Bên cạnh đó còn cần thêm cọc tre hoặc sắt để cố định dây giằng ở phần chân cây nêu.
Không chỉ thế còn cần thêm một số đồ vật trang trí theo đúng phong tục.
Đồ vật trang trí
Phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng tựu chung lại sẽ có một số đồ vật sau đây:
– Cờ: Loại cờ này có kích cỡ lớn và treo bên dưới chùm lá tre.
Người ta thường treo cờ, lồng đèn trên cây nêu
– Lồng đèn: Thường lồng đèn được treo trên đỉnh tạo sự nổi bật. Người ta treo lồng đèn với hàm ý chỉ đường cho tiên tổ rõ lối để về ăn Tết với con cháu.
– Dải phướn: Loại này được làm từ giấy nhưng đến nay thay bằng vải đỏ. Trên dải phướn sẽ là những câu đối hoặc câu chúc mừng năm mới.
– Khánh, chuông: Khánh là một loại tạo ra âm thanh làm từ đất nung. Còn chuông là loại chuông đất hoặc chuông gió. Chúng được treo trên cây nêu có tác dụng báo hiệu cho ma quỷ đây là đất có chủ không được vào quấy nhiễu.
– Bánh pháo: Chúng sẽ được treo vào ngày mùng 1 Tết để đốt chào năm mới. Đồng thời cũng để chào đón tổ tiên về với con cháu hoặc xua đuổi điều không may mắn của năm cũ.
– Vật phẩm tín ngưỡng: Thường gia chủ tâm niệm điều gì sẽ treo lên đó vật mong muốn. Có thể là: vàng mã, trầu cau, muối, gạo…
Như vậy, nội dung trong bài đã giúp trả lời được câu hỏi: “Cây nêu là cây gì?”. Ngoài ra chúng tôi cũng đưa đến những thông tin xoay quanh vấn đề cây nêu ngày Tết. Hy vọng với những điều đã chia sẻ, mọi người sẽ có cho mình những kiến thức tín ngưỡng người Việt.