Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cho ví dụ?

Câu đặc biệt & câu rút gọn có nhiều điểm giống & khác nhau mà khá nhiều các bạn học sinh nhầm lẫn. Các bạn học sinh đã hiểu rõ về khái niệm câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì chưa? Cùng ctmtqgdttsmn.vn giải đáp câu hỏi này và đặt các ví dụ minh họa, cách phân biệt dễ hiểu nhé!

Khái niệm câu đặc biệt là gì?

Theo định nghĩa, câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ và thường chỉ có một từ hoặc một cụm từ tạo nên. Loại câu này được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp với các mục đích khác nhau như sau:

  • Xác định rõ thời gian, nơi chốn dễ ra sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu
  • Bộc lộ cảm xúc
  • Gọi đáp
  • Liệt kê thông báo, nhấn mạnh về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng….

Ví dụ về câu đặc biệt:

  • Cô giáo ơi! : Câu được sử dụng với chức năng gọi đáp
  • Một đêm mùa hạ: Câu đặc biệt nêu rõ thời gian, nơi chốn.

Khái niệm về câu rút gọn là gì?

Câu rút gọn là câu khi người nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần trong câu. Tùy theo hoàn cảnh, mục đích nhắc đến trong câu mà ta có thể lược bỏ các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ & vị ngữ sao cho phù hợp.

Ví dụ câu rút gọn:

  • Linh: Bao giờ lớp cậu đi du lịch
  • Trang: Thứ sáu

Câu trả lời của Trang “Thứ sáu” chính là câu rút gọn. Câu đầy đủ có thể được khôi phục lại như sau: Thứ sáu, lớp tớ đi du lịch.

Mục đích của câu rút gọn là gì

Tương tự như câu đặc biệt, câu rút gọn cũng được sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp với các mục đích khác nhau như sau:

  • Giúp cho câu văn được trở nên ngắn gọn hơn, giúp người nghe, đọc tiếp nhận thông tin súc tích, đủ ý một cách nhanh chóng.
  • Hạn chế, tránh việc sử dụng các từ lặp đã dùng trong những câu trước đó.

Cách dùng câu rút gọn

Đặc điểm chính của loại câu này chính là có thể lược bỏ các thành phần trong câu. Vậy nên, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà các bạn cũng cần chú ý khi dùng câu rút gọn như sau:

  • Không rút gọn câu làm người khác hiểu sai ý nghĩa, nội dung được nhắc đến.
  • Hạn chế rút gọn trong nhiều trường hợp tạo cảm giác cụt ngủn, mất lịch sự đối với người nghe, đọc.
  • Không sử dụng câu rút gọn tùy ý, đặc biệt trong các trường hợp lịch sử không nên lược bỏ chủ ngữ như giao tiếp với người lớn tuổi, thầy cô…

Ví dụ:

  • Sáng mai, con có đi học không?  (Mẹ hỏi con gái)
  • Không. Câu nói này đã bị lược bỏ chữ ngữ khiến câu trở nên bị cộc lốc.

Phân biệt câu đặc biệt & câu rút gọn

Câu đầy đủ là câu có đủ các bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ và bộ phận phụ (nếu có). Đối với câu đặc biệt và câu rút gọn đều không là câu đầy đủ. Giữa chúng có khá nhiều điểm giống & khác nhau mà các bạn sinh hay nhầm lẫn như sau:

  • Điểm giống nhau: Hình thức đều có cấu tạo từ một từ hoặc một cụm từ
  • Điểm khác nhau được thể hiện trong bảng sau:
Câu rút gọn Câu đặc biệt
Về bản chất là câu đầy đủ được lược bớt các thành phần trong quá trình sử dụng Là câu không có cấu tạo theo câu đầy đủ mô hình chủ-vị.
Dựa vào hoàn cảnh sử dụng sẽ xác định được từ (hoặc cụm từ) bị rút gọn thuộc thành phần nào trong câu Từ (hoặc cụm từ)là trung tâm chính không thể xác định rõ đó là thành phần nào của câu
Có thể khôi phục thành câu đầy đủ Không thể khôi phục thành câu đầy đủ.

Hệ thống các kiểu câu trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú. Mong rằng, bài viết đem đến nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, mục đích và phân biệt rõ câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Hãy áp dụng linh hoạt, đúng cách khi giao tiếp nhé!

Bài viết liên quan