Bình tích áp khí nén là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Khi nhìn một cách tổng quan vào một chiếc máy nén khí thì chắc hẳn bộ phận thu hút tầm nhìn của chúng ta chính là một chiếc bình tích áp có kích thước lớn. Vậy bình tích áp khí nén là gì? Nguyên lý vận hành cũng như cấu tạo của thiết bị này ra sao? Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải cho những thắc mắc trên thông qua bài viết trên.

>>> Bài viết tham khảo: 

  • Những điều cần lưu ý để sử dụng bình chứa khí nén mini an toàn
  • Máy bơm hơi mini 12V – Bạn đã thử chưa?

Bình tích áp khí nén là gì?

Đối với những người đã dùng, hoặc đã có cơ hội tiếp xúc với máy nén khí thì chắc không còn quá xa lạ đối với bình tích áp khí nén. Thiết bị này còn được gọi với tên gọi là bình chứa khí nén của máy nén khí.

Đúng như tên gọi của mình, bình tích áp khí nén có chức năng chứa khí nén được sản xuất ra bởi máy nén khí dựa trên nguyên tắc nén áp suất. Ngoài ra, bình còn có tác dụng điều hòa, cân bằng áp lực trong hệ thống thủy lực.

Bình thường có thiết kế hình trụ tròn với nhiều dung tích khác nhau từ vài chục lít đến cả nghìn lít. Máy nén khí có công suất càng lớn thì dung tích bình chứa cũng càng lớn. Tùy vào nhu cầu sử dụng nguồn khí nén mà người dùng sẽ lựa chọn những model máy nén khí: tham khảo bảng giá máy nén khí puma, máy nén khí Fusheng, máy nén khí pegasus, hay dòng máy mini hay công nghiệp có bình chứa phù hợp.

Cấu tạo bình tích áp khí nén

Các model bình tích áp sẽ có cấu tạo gồm có các bộ phận sau:

  • Mặt bích: Đây là bộ phận có chức năng liên kết giữa ruột bình với các kết nối ở bên ngoài. Bộ phận này có khối lượng lớn giúp hạn chế tình trạng bình bị biến dạng cũng như tạo độ bóng cho bình.
  • Vỏ bình chứa: Bộ phận này thường được làm từ thép chịu lực tốt, và được sơn một lớp sơn tĩnh điện, chống ăn mòn, hoen gỉ cao,…
  • Rơ le: Bộ phận này rất quan trọng với bình tích áp, có chức năng tự ngắt khi khí nén đã đầy bình và cũng tự động mở khi lượng khí nén trong bình đã cạn.
  • Ruột bình: Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khí nén. Chính vì vậy, chúng được thiết kế từ cao su tổng hợp EPDM, có độ đàn hồi tốt, độ bền cao, chống thấm tốt,… Để tránh việc tiếp xúc với với phần kim loại của vỏ bình cũng như nước trong bình nến được có hình bầu dục và được gắn trực tiếp lên mặt bích.
  • Đồng hồ đo áp suất: Cho khả năng theo dõi áp suất khí cũng như sức ép trong bình.
  • Các đầu nối: Trong bình tích áp có 5 đầu nối, một đầu nối đồng hồ, nối ống dẫn khí vào, nối với ống dẫn khí ra, một đầu nối với rơ le và một đầu nối vào bình.

Nguyên lý bình tích áp

Bình tích áp khí nén hoạt động với hai quá trình chính đó là quá trình nạp khí và quá trình xả.

Chu kỳ đầu tiên bắt đầu từ khi mà áp lực rơ le trên đường ống bị giảm. Lúc này, tiếp điểm của máy bơm sẽ bị đóng lại.

Khi máy chưa hoạt động, bình chứa hoàn toàn không có không khí. Khi bình nén khí khởi động lượng không khí sau khi được tăng áp suất nhờ quá trình giảm thể tích trước đó được đưa vào bình thông qua một đường dẫn khí vào.

Lúc này, khí nén sẽ được bơm căng đầy phần ruột bình bằng cao su. Đến đúng định mức dung tích của bình, rơle của bình sẽ tự ngắt, kết thúc quá trình nạp khí.

Lượng khí nén trong bình sẽ được cung cấp cho các thiết bị sử dụng khí nén thông qua một hệ thống dây dẫn nối với đầu ra của khí nén trên bình tích khí. Sau khi sử dụng hết khí nén, dưới tác động của rơle máy nén khí lại tiếp tục quá trình nạp khí tạo thành một vòng tuần hoàn.

Trên đây là một số thông tin về bình tích áp khí nén. Đến đây hẳn quý vị đã có lời giải cho những câu hỏi phía đầu bài. Để đảm bảo cho hiệu suất làm việc cũng như tăng tính an toàn cho người dùng, chúng ta cần lựa chọn máy nén khí cũng như bình chứa thật kỹ lưỡng.

Bài viết liên quan