Hệ thống khí y tế và những điều cần biết

Khí y tế là loại khí bất kỳ hay hỗn hợp thuộc ngành khí công nghiệp. Được sử dụng để cung cấp cho thiết bị y tế hay bệnh nhân với chức năng giúp điều trị, chẩn đoán hoặc thí nghiệm thuộc lĩnh vực y tế. Vậy hệ thống khí y tế là gì? Sử dụng loại máy nén khí y tế nào tốt? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về quy định về khí y tế cũng như những khái niệm và ứng dụng của nó đem lại.

Khái niệm hệ thống khí y tế

Hệ thống khí y tế là hệ thống các loại khí được phân phối và thông qua đường ống dẫn. Nguồn cấp phân phối khí đến các bệnh nhân tại các điểm sử dụng thiết bị ngoại vi.

Hệ thống khí y tế giúp cho việc khám chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy mà nó còn được mệnh danh là lá phổi của nhiều đơn vị y tế.

Cấu tạo hệ thống khí y tế

Cấu tạo hệ thống khí y tế bao gồm rất nhiều thiết bị và có thể tham khảo một số thiết bị sau đây:

  • Thiết bị trung tâm
  • Hệ thống theo dõi và báo động
  • Các hộp van khu vực và van cách ly
  • Hệ thống đường ống
  • Các ổ khí đầu ra và đầu cắm nhanh
  • Thiết bị thứ cấp
  • Hệ thống chăm sóc y tế đầu giường
  • Các phụ kiện đầu giường
  • Thiết bị kiểm tra

Những quy định chung về khí y tế

Để việc thiết kế và thi công hệ thống khí y tế đạt được hiệu quả cao thì dựa trên các thông số thiết kế như: các phòng khoa chức năng, số giường bệnh…  thì người thực hiện phải tuân thủ  các quy định và tiêu chuẩn sau:

– Tiêu chuẩn thiết kế: HTM 2022 và HTM 02-01 Anh Quốc

– Các tiêu chuẩn tham khảo như : ISO 7396-1, ISO 7396-2 (Châu Âu), NFPA 99 (Mỹ).

– Một số tiêu chuẩn tham khảo khác như:

+ Tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật hoặc bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0038:2005.

+ Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, các khoa điều trị tích cực và chống độc hay các bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0039:2005.

+ Tiêu chuẩn thiết kế – khoa chẩn đoán hình ảnh và các bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0040:2005.

+ Yêu cầu thiết kế Bộ y tế – Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa.

+ Tài liệu hướng dẫn thiết kế hệ thống khí y tế Air Liquide Medical Systems (Medical Gas Design Guide).

+ Tiêu chuẩn chất lượng : EN ISO 9001, EN ISO 13485. EN 13348, EN 1057, FSC

+ Tiêu chuẩn an toàn PCCC : TCVN2622.

+ Tiêu chuẩn an toàn lao động : TCVN2287

Theo các tiêu chuẩn, quy định trên thì có thể thấy hệ thống khí y tế thuộc danh mục thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động rất cần thiết.

Hệ thống khí y tế

Hệ thống ống dẫn khí y tế bao gồm có 7 hệ thống cơ bản như sau:

– Hệ thống khí Oxy (O2): khí oxy y tế là dạng khí và lỏng được dùng cho liệu pháp hô hấp. Hoặc được chế cùng nitơ oxit cho thuốc gây mê.

– Hệ thống không khí nén (MA4 – Sa7).

– Hệ thống hút VAC.

– Hệ thống khí gây mê (N2O): là dạng khí ở thể lỏng và khí được gọi là “khí cười”. Đóng vai trò rất quan trọng cho việc: giảm đau, sản xuất thuốc gây mê hoặc khi trộn với oxy hay không khí sẽ ra thuốc gây mê hỗn hợp.

– Hệ thống khí (N2): là dạng lỏng, cũng được sử dụng gần giống như khí N2O để gây tê và phẫu thuật lạnh. Đây là khí được sử dụng như một chất làm lạnh có thể bảo quản các vật liệu sinh học hoặc máu và tủy xương.

– Hệ thống khí Cacbonic (CO2): là chất ở dạng khí, được sử dụng trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc dùng cho tắm thuốc.

– Và cuối cùng là hệ thống hút khí thải gây mê (AGSS).

Nên lựa chọn máy nén khí y tế nào trong ngành y tế

Máy nén khí được sử dụng rất nhiều như: cung cấp oxy, khử trùng hoặc cung cấp khí sạch cho thiết bị y tế. Nhưng do đặc thù về ngành y tế này yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng như: khí sạch, khô, không lẫn dầu hay tạp chất… do đó không phải loại máy nén khí nào cũng dùng được. Vì vậy, người dùng có thể tham khảo 1 trong 4 loại máy nén khí y tế dưới đây:

  • Nên dùng máy nén khí không dầu, hạn chế máy nén khí có dầu. Nếu trong trường hợp dùng máy nén khí có dầu thì cần phải đảm bảo hệ thống xử lý khí sau đấy, đảm bảo phải xử lý hết lượng dầu hoặc nước và tạp chất trong khí nén.
  • Nên dùng những loại máy nén khí y tế của những hãng nổi tiếng như: Atlas Copco, Hitachi… để đảm bảo được chất lượng cũng như có chứng nhận kiểm tra chất lượng khí nén đầu ra.
  • Không sử dụng những máy nén khí cũ để tránh chất lượng khí không đảm bảo, hoặc gây ra những rủi ro không đáng có.
  • Sử dụng máy nén và hệ thống đi kèm (máy sấy khí, bình chứa và các bộ lọc) cần được đồng bộ để khí được xử lý triệt để.

Như vậy, ta có thể hiểu được là để sử dụng được máy nén khí được an toàn và hiệu quả thì người dùng tuyệt đối phải tuân thủ mọi quy định về khí y tế cũng như cách vận hành của khí y tế. Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc hiểu hơn phần nào về hệ thống khí y tế và sử dụng được nó một cách đúng nhất.

>>>Tham khảo: Những điều cần biết về máy nén khí không dầu Hitachi

Bài viết liên quan