Lý giải vì sao nước biển có vị mặn?

Nước là một thành phần không thể thiếu đối với sự sống và nó chiếm 71% bề mặt Trái đất. Trong đó thì biển và đại dương chiếm tới hơn 96% con số 71%. Chúng ta đều biết là nước biển có rất nhiều lợi ích nhưng không thể uống được. Vậy vì sao nước biển có vị mặn? Các thông tin thú vị liên quan đến nước biển là gì? Cùng khám phá dưới nội dung của bài viết hôm nay nhé!

Vì sao nước biển có vị mặn?

Nước biển có vị mặn là do trong nước biển có chứa muối, không chỉ có muối mà nó còn chứa nhiều loại khoáng chất và hợp chất hòa tan khác. Đặc biệt là NaCl – loại muối ăn mà con người thường sử dụng trong chế biến chiếm 85% lượng chất rắn hòa tan có trong nước biển. Đây được xem là yếu tố chính làm nên vị mặn đặc trưng ở biển và đại dương.

Theo tìm hiểu, lượng muối trong các đại dương trên hành tinh chiếm đến 3.5% – một con số nghe có vẻ nhỏ bé nhưng quy ước ra khối lượng thì 3.5% sẽ tương đương khoảng 50 triệu tấn muối. Đồng thời, nếu đem tổng khối lượng muối đó rải đều trên đất liền thì nó có thể chất đống với độ cao khoảng 152m – ngang với một tòa nhà 40 tầng. Một nghiên cứu mới nhất đưa ra, trong 28 lít nước biển thì có chứa 1kg muối. 

Nguồn gốc muối trong nước biển

Có 3 nguồn gốc được nghiên cứu tạo ra các luồng quan điểm khác nhau khi bàn luận về nguồn gốc của muối trong nước biển. Cụ thể: 

Một là, người ta cho rằng muối luôn có sẵn trong nước biển từ khi biển có mặt ở trên Trái đất khoảng 4 tỷ năm về trước. Vì thế, nước biển ở thời kỳ sơ khai mặn như thế nào thì bây giờ vẫn mặn như thế. Thậm chí nó đang có xu hướng giảm đi do một trong các nguyên nhân như kế hoạch khai thác khoáng sản trong nước biển của con người; do quá trình thủy văn đang diễn ra tạo muối mới; hoặc do sự biến đổi khí hậu khiến băng tan làm loãng muối trong đại dương,…

Hai là, nhiều ý kiến cho rằng sự có mặt của muối trong nước không phải là bàn tay của tạo hóa. Tức là có vài quá trình dẫn đến sự hình thành của muối trong nước biển:

  • Do các dòng sông khi chảy qua núi, đá, bề mặt đất liền thì sự xói mòn dần dần sẽ khiến các khoáng chất gồm muối trong đất đá và nham thạch được hòa tan theo dòng chảy của sông đổ ra biển. Khi nước biển bay hơi thì hơi nước bốc lên cao nhưng muối và một số khoáng chất rắn sẽ ở lại; nước bốc hơi gặp không khí lạnh bị ngưng tụ tạo thành những đám mây đen mang nhiều nước và đổ thành cơn mưa. Lúc này, nước mưa mang theo axit cacbonic chảy xuống các lớp đất đá phản ứng với các khoáng chất có trong đá để tạo thành loại muối khoáng mới theo nước mưa và nước sông trôi ra biển. 
  • Do hoạt động phun trào núi lửa trên đất liền và đại dương, các khoáng chất chứa muối cũng bị mang vào trong nước biển. Đặc biệt, lớp Magma ở núi lửa dưới đại dương khi ngồi gần đáy biển sẽ làm nóng tầng nước biển gần khu vực này. Khi đó, nước biển nóng hòa tan nhiều khoáng chất có chứa trong lớp vỏ Trái đất dưới đáy đại dương rồi đưa chúng vào nước biển thông qua các khe lỗ giữa các lớp Magma gọi là lỗ thông thủy nhiệt.

Có thể nói, tất cả các quá trình nêu trên đều là nguyên nhân chính dẫn đến sự tích tụ lượng muối trong nước biển khiến nước biển trở nên mặn hơn. Hiện nay, các nhà khoa học dự đoán rằng nước biển sẽ mặn hơn nữa do các hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến Trái đất nóng lên và càng nóng thì hơi nước bốc lên càng nhiều. Đồng thời, các quá trình trên lại tiếp tục để mang theo muối và khoáng chất ra đại dương. 

Cuối cùng, có một câu chuyện cổ tích được lưu truyền để giải thích cho muối trong nước biển. Đó là ngày xưa ở một bờ biển nọ, có 1 lão ngư dân nghèo bắt được một con cá vàng nhỏ óng ánh. Nó van xin ông lão thả đi thì sẽ giúp ông bất cứ điều gì để trả ơn. Lúc này, ông lão mới bảo rằng nhà ông rất nghèo và chỉ muốn có đủ muối để ăn. Sau khi nói xong thì con cá bèn tặng ông một cái cối xay muối thần kỳ và dặn nếu muốn có muỗi hãy kêu: “Cối ơi, xay muối đi!” và khi thấy đủ rồi thì đọc: “Cối ơi, thôi đủ rồi!”. 

Tiếng đồn về chiếc cối xay đã đến tai một tên nhà giàu tham lam làng bên nên nhân lúc nửa đêm hắn lẻn vào nhà ông lão để đánh cắp. Hắn chèo thuyền ra giữa biển khởi thì trời nổi cơn bão, sóng to gió lớn làm cối xay và thuyền lật úp xuống biển. Kể từ đó, người ta nói rằng nước biển mặt là do những hạt muối vẫn luôn rơi ra từ cái cối xay dưới đáy biển.

Khám phá độ mặn và các tính chất của nước biển

Thực tế, độ mặn của nước biển không đồng đều trên thế giới và phần lớn độ mặn nằm trong khoảng từ 3.1-3.8%. Một số tính chất khác của nước biển là:

  • Tỷ trọng của nước biển luôn nằm ở khoảng 1.020 tới 1.030 kg/m³; đặc biệt tại bề mặt sâu trong lòng đại dương và áp suất cao thì nước biển có thể đạt tỷ lệ trọng riêng trọng riêng tới 1.050 kg/m³ hoặc cao hơn.
  • Nước biển nặng hơn nước ngọt (tỷ trọng riêng nước ngọt tinh khiết tối đa 1.000 g/ml ở nhiệt độ 4 ०C) do nước biển có thêm trọng lượng bổ sung của muối và hiện tượng điện giải. 
  • Điểm đóng băng của nước biển sẽ giảm xuống khi độ mặn tăng lên với con số -2 °C (28,4 °F) ở nồng độ 35‰. 
  • Độ pH của nước biển bị giới hạn trong khoảng từ 7.5-8.4; vận tốc âm thanh trong nước biển khoảng 1.500 m•s−1; dao động theo nhiệt độ của nước sẽ cùng áp suất. 

Giải đáp một số câu hỏi thắc mắc về nước biển

Sau quá trình tổng hợp, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến vì sao nước biển có vị mặn:

Nơi có nước biển mặn nhất là ở đâu?

Biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư được xem là 2 vùng biển có độ mặn nhất 40 o/oo. Nguyên nhân được đưa ra là do đây là 2 khu vực có tốc độ bay hơi nước biển cao nhất. Đồng thời, yếu tố khác độ mặn này còn được tạo nên do nhiệt độ cao 28०C khiến tỷ lệ bay hơi cao cộng thêm việc 2 khu vực này cách đất liền khá xa nên không nhận được nguồn nước ngọt từ các con sông.

Nơi có nước biển nhạt nhất là ở đâu?

Khu vực biển Bắc Cực và Nam Cực là nơi có độ mặn nước biển thấp nhất. Nguyên nhân đưa ra là do 2 nơi này có nhiệt độ thấp, luôn được pha loãng bởi băng tan chảy và mưa liên tục. Bên cạnh đó, một số vịnh nhỏ ven biển có độ mặn thấp hơn mức trung bình như biển Baltic (độ mặn từ 5 đến 15 o/oo), biển Đen (độ mặn dưới 20 o/oo),… Đồng thời, hầu hết các khu vực này đều được bổ sung nguồn nước ngọt mới với khối lượng vài tỷ tấn mỗi ngày.

Sự khác nhau về thành phần nước sông và nước biển là gì?

Có thể nói, nước biển chính là NaCl – muối ăn chiếm 85% thành phần hòa tan trong nước biển và đây được xem là yếu tố chủ đạo tạo nên vị mặn của nước biển. Qua so sánh, ta thấy nước từ sông suối mang cho nước biển lượng Canxi nhiều hơn Clo. Do đó, các đại lượng Clo sẽ gấp 46 lần so với lượng Canxi.

Đối với nước sông sẽ chứa một lượng Silicat và hợp chất sắt; còn nước biển thì không. Hợp chất Canxi Bicacbonat chiếm gần 50% (ít hơn nước biển 2%) có trong các chất rắn hòa tan trong nước sông.

Tại sao nước ngọt chảy ra biển nhiều mà nước biển vẫn mặn?

Theo tìm hiểu, lượng nước ngọt từ các con sông lớn như Amazon, Mississippi, Mê Kông,…  ngày đêm đều đổ ra các đại dương nhưng vị mặn của nước biển vẫn không thể nào “ngọt” lên được. Lý do là bởi vị mặn của nước biển là kết quả của quá nhiều quá trình tự nhiên và thực tế thì lượng muối chỉ là một trong những yếu tố tạo nên vị mặn này.

Vì sao thịt cá biển lại không có vị mặn?

Các sinh vật sống trong nước biển bao gồm 2 loại chính là cá xương xứng và cá xương mềm. Tất cả chúng đều có cách không giữ muối trong cơ thể. Cụ thể:

  • Với cá xương cứng thì chúng có một tế bào đặc biệt có khả năng tiết ra muối. Tế bào này thường làm nhiệm vụ hút hết các thành phần muối bị dư ở trong máu cá và sau khi cô đặc thì chúng sẽ đẩy luôn lưu lượng muối dư này ra ngoài cơ thể cùng dịch nhầy. Vì vậy. các tế bào này luôn làm việc liên tục để cơ thể cá không nhiễm mặn.
  • Với cá xương mềm thì chúng không cần đến tế bào giữ muối hay nhả ra ngoài. Bởi, trong máu của loài cá thuộc hệ xương mềm có chất Ure lớn khiến nồng độ máu của chúng cao hơn so với nồng độ nước biển để giảm khả năng ngấm muối vào cơ thể.

Nội dung của bài viết trên đây là câu trả lời lý giải cho vì sao nước biển có vị mặn như hiện tại. Truy cập website Baoduongmaynenkhi.vn để khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống quanh ta nhé!

Bài viết liên quan